Từ ngày 20/8 đến 05/10 lực lượng công an huyện Mai Châu đã vận động nhân dân giao nộp 2.423/3.056 khẩu súng.

Từ ngày 20/8 đến 05/10 lực lượng công an huyện Mai Châu đã vận động nhân dân giao nộp 2.423/3.056 khẩu súng.

(HBĐT) - Ở một huyện miền núi như Mai Châu, súng săn tự chế là vật phổ biến. Trước đây, khẩu súng không chỉ mang ý nghĩa là thứ vũ khí trong bảo vệ con người trước các loại thú dữ mà còn giúp người dân săn bắn hàng ngày. Không chỉ vậy, khẩu súng còn là tài sản có giá trị. Nhưng cũng chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình... Nhưng điều đó giờ đã chấm dứt nhờ một cuộc vận động mang đậm chất nhân văn.

 

Không thể kể hết những nỗi đau, những cái chết đáng tiếc là hậu quả của việc sử dụng súng tự chế một cách tùy tiện của người dân ở Mai Châu trong những năm qua. Theo thống kê của Công an huyện Mai Châu, trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến nay, toàn huyện đã xảy ra hàng chục vụ đi săn bắn nhầm người và dùng súng tự chế (súng kíp) để giải quyết mâu thuẫn. Ngần ấy vụ bắn nhầm cùng đồng nghĩa với ngần ấy số người chết và bị thương. Nếu tính chung số vụ đi săn mà bắn nhầm nhau trên địa bàn toàn tỉnh còn hơn. Có nhiều vụ xảy ra rất thương tâm và đau xót như con bắn nhầm cha, anh bắn nhầm em; bạn săn bắn nhầm nhau. Thông tin mà anh bạn công tác trong ngành công an chia sẻ khi chiếc xe đang được đà nhẹ nhàng vượt dốc Thung Khe trong chuyến công tác lên huyện vùng cao Mai Châu cách đây chưa lâu làm chúng tôi thoáng giật mình. Không chỉ có vậy mà trong quá trình thực hiện chuyên án vây bắt tên tội phạm truy nã đặc biệt nguy hiểm Vàng A Khua ở xóm Hang Kia I, xã Hang Kia, một số đối tượng quá khích còn sử dụng súng kíp làm phương tiện để đe doạ lực lượng vây bắt. Lẫn trong những loạt đạn AK là những tiếng nổ đanh rền, khô khốc của loại súng tự chế làm rung chuyển núi rừng Hang Kia. Thời điểm ấy, theo thống kê của Công an huyện Mai Châu, ở 2 xã người Mông Hang Kia, Pà Cò có đến hơn 400 khẩu súng tự chế. Trong đó, xã Hang Kia có 150 khẩu, xã Pà Cò có 260 khẩu.

 

Còn bây giờ để tìm thấy một cây súng treo trên vách nhà làm kỷ niệm ở Mai Châu là chuyện hiếm hoi chứ nói gì đến chuyện người ta nghênh ngang đeo dao, vác súng vào rừng như trước nữa. Sự thay đổi này ở một vùng vốn được xem là “kho súng” của tỉnh này có được là “nhờ sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng cùng các ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương ráo riết vận động bà con tự giác giao nộp súng tự chế theo Đề án vận động toàn dân giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của UBND tỉnh” - Thượng tá Hà Công Cận, Trưởng Công an huyện Mai Châu chia sẻ.

 

Trên thực tế, việc vận động người dân giao nộp những khẩu súng không phải là chuyện đơn giản, làm trong ngày một, ngày hai. Với nhiều người dân, khẩu súng không đơn giản là vật dụng sử dụng trong bảo vệ mùa màng, trong săn bắn và trưng bày kỷ niệm mà sâu thẳm trong tâm thức truyền đời, khẩu súng đã trở thành vật gia bảo, bất ly thân. Có những khẩu súng được truyền từ đời này sang đời khác, được nâng niu cất giữ. Đó là linh hồn, niềm tự hào của cả một gia đình, dòng tộc.

 

Ấy vậy mà chỉ trong khoảng thời gian gần 2 tháng, tính từ ngày 20/8 - 5/10/2010, lực lượng công an huyện Mai Châu làm nòng cốt đã phối hợp với các ngành chức năng, đoàn thể, chính quyền địa phương đã vận động thu hồi được 2.423 khẩu súng các loại trong tổng số 3.056 khẩu trên toàn huyện. Tính ra, số lượng súng tự chế của huyện Mai Châu đã chiếm đến hơn 1/2 tổng lượng súng tự chế của toàn tỉnh (theo thống kê, toàn tỉnh có khoảng 5.886 khẩu). Thượng tá Hà Công Cận, Trưởng Công an huyện Mai Châu chia sẻ: Trong quá trình vận động, có người còn kiên quyết không giao nộp vì cho rằng đây là vật linh thiêng không thể để nó rời xa. Vì nếu giao nộp người đó sẽ bị... ma bắt tội, làm cho ốm không khỏi được. Ngoài ra, một số vấn đề về phong tục, tập quán trong sử dụng súng của người dân... Những khó khăn đó cũng đã qua, đa số người dân đã tích cực tham gia và vận động người thân giao nộp súng còn cất trong nhà. Thượng tá Hà Công Cận cũng cho biết thêm: Số súng còn lại theo thống kê chưa được giao nộp, chúng tôi sẽ tích cực vận động nhân dân giao nộp trong đợt tới.

 

Hết súng, có lẽ từ đây ở Mai Châu cũng sẽ tàn những cuộc săn đêm. Điều đó cũng đồng nghĩa với sẽ không còn ai phải chết oan uổng.   Hết súng, từ đây, người dân Mai  Châu không còn hoảng loạn, khiếp đảm khi thấy ai đó mang chúng ra để giải quyết mâu thuẫn. Khi người dân tự giác giao nộp súng tự chế cũng là khi họ nhìn thấy sự bình yên nơi mỗi bản làng và ở phía những cánh rừng xa sẽ thôi không còn khét đắng mùi thuốc súng.

 

 

                                                                                          Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục