Một góc xóm bản ở Tự Do (Lạc Sơn) hôm nay.

Một góc xóm bản ở Tự Do (Lạc Sơn) hôm nay.

(HBĐT) - Ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn hôm nay lại là một ngày nắng ấm áp lạ thường. Nắng vàng như mật ong đổ tràn xuống thung lũng mùa xuân. Những bóng lá bên sườn non kia xanh óng ả màu ngọc bích. ở xóm Kháy (trung tâm xã), đội văn nghệ đang tập đi, tập lại bài xắc bùa rộn ràng chuẩn bị tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng dân tộc Mường khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Tiếng hát của các nam thanh, nữ tú hoà cùng tiếng cồng chiêng vang vọng bài ca ngày mới nơi vùng cao.

 

Bận lo các tiết mục văn nghệ cho chị em nhân dịp biểu diễn vào cuối năm nhưng chị Bùi Thị Thêu và các thành viên của đội ở xóm Tren, xóm Chơ, xóm Trên (thuộc xóm Cối Cáo) vẫn lo làm tròn vai của người phụ nữ trong những ngày đón xuân, đón tết. Ngay từ trung tuần tháng 12 âm lịch, chị và mọi người đã vào rừng lấy lá dong về ấp ngay bể nước bên nhà để giữ được độ xanh, tươi của lá. Năm nay, cậu con trai thứ 2 có thể được đơn vị cho về ăn tết cùng gia đình. Có chàng lính trẻ  về, chị vui lắm. Hai vợ chồng chị đã bàn định rồi: mọi năm, đàn lợn đặc sản người Mường nuôi sẽ đổ hết cho thương lái ở thị trấn Vụ Bản và một số nơi khác. Năm nay, con trai về ăn tết, dành một con “được mắt” nhất để ăn tết. Số ngô để chị rang thính cũng được chuẩn bị kỹ. Đồng bào Mường Tự Do ăn tết, ngoài món cá, gà nhà “trồng được”, nhất thiết phải có thịt lợn với món quen thuộc là nướng, món thịt thính, thịt chua. Lợn vừa mổ xong, pha chế, thái xong rửa sạch  để ráo nước là phải trộn thính, gia vị và ủ ngay. Món này mà để lâu mới ướp, mới ủ thì mất  luôn hương vị ngon của lợn đặc sản. Trong khi chị đi đãi gạo nếp (thứ gạo nếp cổ được mọi người gọi là nếp sô vì vỏ hạt thóc nếp có râu tua rua. Nếu nhà nào đồ, nấu, mùi hương ngào ngạt bay lên làm hàng xóm cũng thơm lây), các con lại bận rộn trang hoàng nhà cửa. Lúc này, những sản phẩm thổ cẩm, mặt chăn, khăn do các bà, các chị làm ra đã trở thành đồ trang trí nơi cửa voóng, bàn thờ ông bà. Sắc màu thổ cẩm xanh, đỏ, tím, nâu làm tươi mới không gian, có cảm giác như tết đã đến và xuân về trong những ngôi nhà sàn nơi đây... Chị cũng cố nhẩm lại xem còn thiếu thứ gì, thứ gì cần mua, mai lại hai vợ chồng bon xe máy ra chợ Ngọc Sơn mua sắm. Năm nay, đào Ngọc Sơn, Ngọc Lâu có nhiều cành đẹp lắm, cũng phải mua một cành để trang hoàng nhà cửa. Chị bảo rằng: Mấy năm gần đây, nhà nào, nhà nấy ăn tết đều có phần tươi tắn hơn vì có đến 30% số hộ đều nuôi được lợn đặc sản, gà nuôi vườn nhà nào cũng sẵn. Những món này, khách phương xa đến mua, có dạo không có mà bán. Gạo nếp, nhà ít cũng 15 kg, nhà nhiều dùng đến 20 - 30 kg. Không chỉ gói bánh chưng, gạo còn đồ xôi để mang đi biếu ông, bà nội ngoại và dùng trong bữa ăn thường ngày...

 

ở vùng cao nơi đây, dù xóm đầu xã (giáp Ngọc Lâu) với xóm xa nhất (xóm Trên, Rì giáp các xóm bản ở Thanh Hoá) cách nhau đến 20 km nhưng những ngày xuân còn duy trì được nhiều sinh hoạt mang tính cộng đồng cao. Không chỉ ở 2 làng văn hoá Mòn và Sát Thượng, 10 xóm của xã cũng có các hoạt động văn hoá - thể thao giàu bản sắc văn hoá dân tộc.  Anh Bùi Ngọc Thiên, Phó Chủ tịch UBND xã Tự Do cho biết: Ngày Tết, các đoàn thể tổ chức hoạt động thể thao - văn hoá vui lắm. Xóm Mu chơi bóng chuyền; các xóm khác tổ chức bóng đá, kéo co, ném còn, đánh mảng. Ngày Tết, hầu hết phụ nữ Tự Do đều diện những trang phục dân tộc đẹp nhất, đây đều là sản phẩm do họ làm ra (cạp váy, áo cóm...). Chị Bùi Thị Thêu và anh Bùi Chí Nhin, cán bộ văn phòng cho biết: Đêm giao thừa, nhiều xóm nam đoàn viên thanh niên đi chúc Tết tập thể khắp lượt các nhà. Vào thời khắc đó có những trai bản đến chúc với bao điều chúc tốt lành, chủ nhà vui và phấn khởi lắm. Có thêm chén rượu được chưng cất từ gạo, ngô, từ nguồn nước non cao, thấy lòng lâng lâng, đồng cảm đến khó tả.

 

Anh Bùi Ngọc Thiên cho rằng, xã Tự Do không còn quá khổ như trước nữa. Cái ăn, cái mặc, cái ở,  cái chữ đã được cải thiện đáng kể nhưng sự đi lại vẫn là điều nan giải nhất vì từ xã Ngọc Lâu vào Tự Do đường quá xấu, gồ ghề. Thanh niên đi xe máy một mình nếu không cẩn thận, tay lái non cũng có thể ngã như chơi. Khi được hỏi về điều ước mùa xuân của mình, chị Bùi Thị Thêu ở xóm Tren mong rằng, năm 2011, các xóm ở Cối Cáo có được điện lưới quốc gia để dùng. Nhà tôi dùng điện nước  mi -ni nhưng dạo này nước hiếm phập phù lắm. Mong lắm con đường về Tự Do được cải tạo, nâng cấp. Cả một thời tuổi trẻ của chúng tôi phải đi trên con đường chẳng ra đường, mong thời con mình có đường thuận tiện mà đi... Quả thật, nếu không đến Tự Do, không thấy được cuộc sống của bà con trong dịp xuân này và thấy được điều ước của bà con trong thời khắc giao mùa thật đáng được lưu tâm.

               

                                                                                Văn Tưởng

 

Các tin khác


Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục