Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng (thứ nhất từ trái sang)  kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng chế biến tạo hình gạch mộc.

Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng (thứ nhất từ trái sang) kiểm tra chất lượng sản phẩm tại phân xưởng chế biến tạo hình gạch mộc.

(HBĐT) - Cách đây 5 năm, Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm (TPHB) gặp nhiều khó khăn khi nhận chuyển giao công nghệ lò gạch kiểu đứng hiệu suất cao. Các phương tiện máy móc cũ phục vụ SX lại không phù hợp với lò gạch kiểu đứng. Công ty nhiều tháng phải ngừng sản xuất bởi tỷ lệ gạch hư hao lớn, chiếc máy EG10 khi đó trị giá 1,2 tỷ đồng dùng không phù hợp, nếu bỏ đi, Công ty chịu khoản nợ rất lớn.

 

Trước khó khăn đó, kỹ sư trẻ Phạm Ngọc Thắng đã nghiên cứu tìm ra những khiếm khuyết của lò liên tục kiểu đứng và máy móc cũ của Công ty để cải tiến kỹ thuật. Những năm gần đây Công ty CP gạch ngói Quỳnh Lâm đã có sản phẩm gạch chất lượng cao, đáp ứng cho những công trình xây dựng mới.

 

Một buổi chiều tháng 3/2012, tôi gặp Thắng khi anh đang cùng một số kỹ thuật viên ở phân xưởng cơ khí, chế tạo một phụ kiện mới chuyên dùng cho ngành gạch. ở tuổi 40, Thắng trẻ trung, hiền hậu. Biết Thắng không thích khoe thành tích, tôi khéo léo hỏi: Nghe tin sản phẩm gạch của Công ty mấy năm qua đạt chất lượng cao, tôi muốn tận mắt xem và tìm hiểu vì sao gạch của Công ty ra lò một năm 10 triệu viên mà vẫn không đủ phục vụ người mua? Nở nụ cười tươi tắn, Thắng mời tôi về phòng kỹ thuật trò chuyện: Tất cả vì sản phẩm, trước đây, tỷ lệ gạch hư hao nhiều, gạch ra lò bị nứt vỡ, hình méo. Các phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất lại không phù hợp đã gây khó khăn trong sản xuất gạch. Thắng cho tôi xem các hình vẽ thiết kế hệ thống kiểm soát nhiệt và tự động xuống goòng trong vận hành lò liên tục kiểu đứng VSBK do Viện khoa học và Công nghệ nhiệt lạnh, Đại học Bách khoa chuyển giao công nghệ lò gạch kiểu đứng hiệu suất cao.

 

Thắng tâm sự: Qua 4 năm liên tục cải tiến, anh đã thiết kế lắp thêm hệ thống vận thăng nâng gạch mộc lên sàn công tác, chế tạo máy trộn thay tự động, cải tiến cách xếp gạch nằm thành xếp đứng  vào lò. Đến nay, về cơ bản, công nghệ VSBK đã tương đối hoàn thiện, tiết kiệm được nhiên liệu, tỷ lệ hao vỡ dưới 6%, lò khởi động chỉ một lần trong suốt quá trình đốt, giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, tất cả những sáng kiến cải tiến đã mang lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí sửa chữa lớn, chi phí nhân công từ 33 người vận hành, nay chỉ cần 27 người, tăng thêm được 3% sản phẩm loại A.

 

Kỹ sư Phạm Ngọc Thắng đưa tôi đi thăm hai lò gạch liên tục kiểu đứng. Nhìn lên phía cao của lò không thấy khói bay cao như các nhà máy gạch tôi đã từng đến thăm, không khí môi trường ở Công ty thật thoáng mát. Thắng dẫn tôi đến một số phân xưởng, mọi người làm việc khẩn trương, không ồn ào. Thắng kể:?Bình thường lò kiểu đứng có hai ống khói bố trí ở hai góc miệng lò, qua thực tế vận hành thấy lửa liên tục cháy trước ở vị trí đặt ống khói (góc của lò nung) dẫn tới hiện tượng gạch chín không đều. Tôi đã cải tiến lại hệ thống kênh dẫn khói và ống khói để cho lượng không khí cấp cho lò đều hơn, gạch chín đỏ đều, mỗi năm tiết kiệm cho Công ty hàng trăm triệu đồng.

 

Công việc cuối quý bận, biết Thắng còn nhiều việc phải làm, tôi nói với Thắng để tôi tự đi ngắm cảnh quan lò gạch. Tôi bắt quen một công nhân đang phơi gạch mộc, anh tên là Nguyễn Thanh Sơn, dáng cao , tiếng nói nhẹ nhàng, anh kể về một sáng kiến cải tiến hệ thống hút chân không của máy EG10. Công ty đầu tư máy EG10 để dùng cho máy gạch tuynen, khi đưa về áp dụng cho lò gạch kiểu đứng không phù hợp, sản phẩm tỷ lệ hư hao rất cao, gạch bị nứt vỡ, không định hình, năm đầu mang về máy hoạt động kém, không hiệu quả, nếu bỏ thật lãng phí. Chính kỹ sư Ngọc Thắng đã bỏ công sức hàng tháng trời cùng thợ cơ khí tính toán hợp lý kích thước hoàn toàn mới so với nhà sản xuất, từ đó, sản phẩm ra đảm bảo yêu cầu. Từ những sáng kiến nhỏ đến những sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị cho phù hợp với lò liên tục kiểu đứng, Thắng đã mang lại niềm tin, niềm vui mới cho Công ty. Năm 2009, anh được Tỉnh Đoàn chọn đi dự Đại hội đại biểu tài năng trẻ  Việt Nam lần thứ nhất, được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 8. Năm 2010, anh được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 - 2010. Tại Hội thi sáng tạo Hòa Bình lần thứ 2 năm 2011, với đề tài cải tiến kênh dẫn khói của công nghệ lò gạch kiểu đứng, kỹ sư Phạm Ngọc Thắng đã đạt giải ba.

 

Không chỉ làm lợi, làm tốt cho Công ty, từ năm 2006 - 2012, kỹ sư Phạm Ngọc Thắng đã chuyển giao công nghệ lò gạch kiểu đứng cho 30 đơn vị trong nước và nước bạn Lào. Các đơn vị được tiếp nhận và vận hành công nghệ lò gạch kiểu đứng đạt hiệu quả cao. Anh thật sự mang lại niềm tin cho Công ty, niềm tin yêu với khách hàng.

 

 

                                                                    Quốc Dũng (T.T.V)

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục