Cô giáo Phạm Thị Hương và các đồng chí lãnh đạo xã tới thăm hỏi, động viên  gia đình bà Bùi Thị ẹng cùng hai cháu mồ côi ở xóm Má (Cuối Hạ).

Cô giáo Phạm Thị Hương và các đồng chí lãnh đạo xã tới thăm hỏi, động viên gia đình bà Bùi Thị ẹng cùng hai cháu mồ côi ở xóm Má (Cuối Hạ).

(HBĐT) - Bây giờ đường vào Cuối Hạ, xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi đã thông thoáng, dễ đi hơn nhiều so với trước đây nhưng con đường phát triển của miền đất khó này vẫn còn nhiều gian truân. Những cảnh ngộ, nếu kể đến tận cùng dễ làm nhiều người thương cảm. Đồng thời, cũng tại nơi này đã sáng lên những tấm lòng, trái tim nhân ái…

 

Những cảnh ngộ, những bàn tay ấm áp...  

Cảnh ngộ bà Bùi Thị Ẹng, dân tộc Mường (76 tuổi) ở xóm Má được nhiều người biết đến với những sẻ chia, đồng cảm. Người mẹ già này đã từng chứng kiến con trai, con dâu qua đời khi còn rất trẻ, rồi chính bàn tay bà phải giang rộng ôm ấp, nuôi nấng cháu nội khi đó mới 5 tuổi. 5 năm sau, người con gái cũng qua đời và để lại 2 đứa con còn thơ dại. Thế là bà ẹng phải đảm nhiều vai: bà nội, bà ngoại và cả vai người mẹ để chăm nuôi 3 cháu nên người. Tưởng rằng, gánh nặng đó, bà một đời gánh chịu trong nỗi mất mát của người mẹ, nhưng bà ẹng đã nhẹ lòng hơn khi được đón nhận những tình cảm, chăm lo của người thân, các cấp, ngành ở địa bàn. Trong đó, bà đã được đón nhận bàn tay ấm áp của cô giáo Phạm Thị Hương, Hiệu trưởng và các thầy cô giáo ở trường tiểu học Cuối Hạ A. 

                        

Hai anh em ruột mồ côi mẹ (Quách Anh Đức, Quách Thị Mỹ) vẫn vươn lên trong học tập, là học sinh giỏi, tiên tiến.

Cô Hương xúc động, trải lòng: “Hoàn cảnh bà ẹng và 3 cháu Quách Công Niêm (bố, mẹ mất cách đây 10 năm), Quách Thị Phương, Quách Thị Mai (mẹ mất cách đây khoảng 5 năm, không biết bố là ai) đã làm tôi và các đồng nghiệp suy nghĩ rất nhiều. Trong điều kiện có hạn, làm thế nào để có thể có những sự giúp đỡ quan tâm thiết thực nhất với 4 bà cháu? Điều chúng tôi có thể làm được đầu tiên khi các cháu vào tiểu học là quan tâm, thăm hỏi và động viên các cháu học tập, tu dưỡng, không cho các cháu bỏ lớp, bỏ học. Mối quan tâm này cũng được chia đều cho gần 20 lượt cảnh ngộ học sinh mồ côi của trường trong nhiều năm qua. Rồi chính cô Hương với cương vị là cán bộ quản lý nhà trường đã phát động các phong trào tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách và nhận đỡ đầu 3 cháu mồ côi. Từ năm 2005 đến nay, cô Hương như là con gái bà ẹng và là người mẹ thứ hai của 03 cháu: Niêm, Phương, Mai. Hàng tháng đều đặn, cô dành một khoản tiền lương  khoảng 300.000 - 400.000 đồng) đong gạo, phụ vào bữa ăn của bà cháu. Mỗi khi trái gió, trở trời bà ẹng mệt yếu, cô đều có mặt động viên, thăm hỏi. Dịp tết đến, xuân về, mỗi đứa trẻ đều có bố mẹ mua sắm quần áo mới và điều ao ước của 3 cháu đã được cô Hương thấu hiểu, thực hiện. Không chỉ vậy, những đồ dùng, sinh hoạt thiết yếu cho ngày tết cũng được cô Hương chu toàn. Ngôi nhà nhỏ của gia đình bà đã ấm dần nên cũng thấu hiểu vì sao bà ẹng đã thốt lên gọi cô giáo Hương là con gái...

Cùng cha mẹ nhưng sau mỗi buổi đi học về 2 em Quách Anh Đức (lớp 5A) và em gái Quách Thị Mỹ (lớp 2A) lại đi về 2 ngả. Anh về nhà ông nội, nhà bố ở xóm Khoang, còn em gái về nhà bà ngoại ở xóm Vọ. 2 anh em ở vào hoàn cảnh thật thương tâm: người lớn chia tay nhau khi mẹ đang mang thai Mỹ. Rồi người mẹ xấu số ấy cũng qua đời cách đây 3 năm khi Mỹ mới 4 tuổi. Hôm nay gặp 2 anh em ở đây cảm nhận được nỗi buồn trong đôi mắt ngân ngấn nước mắt của em Mỹ. Anh lớn còn được ở cùng bố, với Mỹ, em dường như mồ côi cả cha và mẹ vì em bảo Lâu lắm không gặp bố. Mỗi sáng, em vượt quãng đường 3 km đến trường. Chiếc quần đang mặc rách toang một miếng ở phía trên đầu gối (kèm 2 miếng khác nhỏ hơn). Cô giáo Phạm Thị Hà, chủ nhiệm lớp 2A của Mỹ kể thêm: “Chúng tôi thường gặp bà ngoại của cháu để nắm bắt điều kiện ăn ở của cháu và gia đình. Hồi đầu năm, chưa có ăn bán trú, mỗi khi đến lớp, cháu đều mang theo một nắm cơm kèm nhúm muối vừng hoặc quả trứng. Với cháu Mỹ, ngoài việc quan tâm, động viên cháu học tập, chúng tôi còn quyên góp quần áo, sách vở cho cháu. ở lớp 2A của Mỹ còn có cháu Bùi Thị Thu Hiền (bố mất vì sập hầm than) cũng là một hoàn cảnh thương tâm. Hàng ngày, mẹ lăn lộn kiếm sống ở các mỏ than để có tiền nuôi 2 chị em. Cô Bùi Thị Chung, chủ nhiệm lớp 5A cho biết thêm: “Trong lớp, ngoài em Đức (anh trai Mỹ) còn có em Nguyễn Văn Huân mồ côi bố ở xóm Khoang. Mẹ đi làm phụ hồ ở Hà Nội không có điều kiện chăm sóc 2 anh em (người anh trai là Nguyễn Văn Huy học lớp 7). Vì thế, quần áo, đầu tóc chẳng mấy khi sạch sẽ, lành lặn. Từ Tết đến giờ, chưa thấy em có bộ quần áo mới nào ngoài chiếc áo trắng và áo khoác do trường tặng. Cũng vì thế, có lần, cô Chung phải đun một nồi nước tướng, gom một loạt em nhà có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi tập trung lại để cắt tóc, gội đầu. Cô Chung bùi ngùi: “Lớp có 23 em thì 14 em thuộc hộ nghèo, 2 em mồ côi; thương lắm thì cũng chỉ có thể hô hào, quyên góp quần áo, sách vở thôi. Cô giáo Bùi Thị Thu Hương, người đỡ đầu em Quách Thị Hồng Nhung (xóm Má, lớp 4A) tâm sự: Mẹ của Nhung mất từ năm 2010. Hiện nay, nhà có 2 chị em, Nhung ở với ông bà, còn em trai (khi mẹ mất mới 8-9 tháng tuổi) ở với bác. Bố đi làm ăn xa ở miền Nam, lâu lắm mới về. Ngoài việc thường xuyên quan tâm, thăm hỏi 2 em, chúng tôi cũng dành chút quà để em bớt khó khăn như quần áo, sách vở. ở Cuối Hạ, nếu để kể hết hoàn cảnh học sinh mồ côi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì khó hết lắm. Được biết, tỷ lệ hộ nghèo ở Cuối Hạ là trên 50% (769/1.524 hộ), vì thế, không chỉ học sinh mồ côi cần chia sẻ, mà số con em hộ nghèo cũng đều cần có sự quan tâm, giúp đỡ. 

Nối vòng tay nhân ái  

Cảnh ngộ của nhiều học sinh nghèo, học sinh mồ côi đã từng được một chương trình truyền hình T.ư phát sóng trong toàn quốc, làm lay động trái tim một người phụ nữ, đó là cô giáo Bùi Thị Hải Yến (giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội). Đúng là với duyên kỳ ngộ, đã chắp nối mối liên hệ từ một nhà giáo ở Hà Nội với cô, trò trường tiểu học Cuối Hạ A. Từ năm 2005 đến nay, năm nào cô Yến cũng về thăm, tặng quà cho nhà trường (ghế ngồi chào cờ, quần áo, sách vở, kinh phí). Mỗi lần cô về lại có thêm những người bạn mới. Những món quà tình cảm, vật chất của cô Yến đã góp phần làm bớt đi nỗi gian khó của một trường thuộc vùng 135 và các cháu mồ côi. Những việc làm của cô Hương, cô Yến đã là động lực, thúc đẩy các thầy, cô trên địa bàn cùng vào cuộc. Cùng với việc đỡ đầu các em học sinh mồ côi, các thầy, cô trong trường đã quyên góp, ủng hộ hàng trăm bộ quần áo, giày dép, quần áo, sách vở, đồ dùng cho học sinh trị giá 20 triệu đồng. Công đoàn ngành GD&ĐT ủng hộ 30 triệu đồng xây nhà cho học sinh mồ côi. Đồng thời, qua nhiều nguồn thông tin trên Internet, nhiều tổ chức, cá nhân đã đến với nhà trường bằng các việc làm hữu ích. Giảng viên Nguyễn Việt Ly (ở thành phố Hồ Chí Minh) góp sức cùng cô Yến đã xây dựng 4 lớp học tình thương với tổng số kinh phí 200 triệu đồng. Đã có 15 đầu mối tập thể, cá nhân quan tâm đầu tư, tặng quà cho nhà trường lên tới 342 triệu đồng. 

Nếu có thêm những tấm lòng nhân ái đến với Cuối Hạ, biết đâu những đứa trẻ như em Mỹ, em Đức đến trường không phải mặc bộ quần áo rách, cũ như đã từng mặc                                                                                           

 

                                                                                 Văn Tưởng

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục