Lão dân quân Bùi Văn Khuy nguyên là Trung đội phó Trung đội dân quân xóm Lục với phần thưởng Huân chương chiến công hạng nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho quân và dân xóm Lục.

Lão dân quân Bùi Văn Khuy nguyên là Trung đội phó Trung đội dân quân xóm Lục với phần thưởng Huân chương chiến công hạng nhất do Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho quân và dân xóm Lục.

(HBĐT) - Dù đã 47 năm trôi qua nhưng trong tâm trí những người dân, chiến sỹ dân quân xóm Lục, xã Liên Hòa (nay là xã Yên Nghiệp - Lạc Sơn) khi xưa trên trận địa phòng không đồi Mèng, đồi Nâu vẫn luôn còn nguyên cảm giác sung sướng vỡ òa khi chiếc máy bay Mỹ trúng đạn bốc cháy rơi ở địa phận xã Văn Nghĩa. Chiến công đó đã mở đầu cho phong trào bắn máy bay Mỹ bằng súng bộ binh của quân và dân các tỉnh thuộc Quân khu 3 trong những năm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ.

 

Ông Bùi Văn Khuy, năm nay 76 tuổi, nguyên là Trung đội phó trung đội dân quân xóm Lục trực tiếp chỉ huy, tham gia trận đánh ngày 31/5/1965 trên trận địa phòng không đồi Nâu nhớ lại: Thời kỳ chống Mỹ, địa bàn xóm Lục là nơi đứng chân của đơn vị kho K54 - Quân khu 3. Do vậy, đây cũng là một trọng điểm ném bom, bắn phá của địch. Xác định yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ kho tàng phục vụ chiến đấu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ngay khi Mỹ dùng không quân leo thang đánh phá các mục tiêu, kho tàng quân sự ở miền Bắc, trung đội dân quân xóm Lục được thành lập với nhiệm vụ phối hợp với CB-CS kho K54 bảo vệ mục tiêu trọng yếu này. Ngay sau khi thành lập, trung đội đã được huấn luyện về cách nhận biết và bắn máy bay bay thấp bằng súng bộ binh và cách xây dựng, bố trí trận địa phòng không.

 

Sau khi thành lập được đúng một tháng, vào trưa ngày 30/5/1965 có lệnh báo động máy bay Mỹ đến ném bom, trung đội đã nhanh chóng vào vị trí chiến đấu. Đầu tiên là một chiếc máy bay vượt dãy Trường Sơn xuất hiện ở phía nam (xã ân Nghĩa), sau đó từng tốp từ 3 - 5 chiếc ồ ạt bay vào địa phận xóm Lục rồi bổ nhào ném bom tới tấp vào khu vực kho K54. Sau đó, chúng chuyển hướng bay về tây bắc và tây nam rồi bay ra. Cứ như thế liên tục trong vòng 1 tiếng đồng hồ, không biết bao nhiêu quả bom được thả vào khu vực kho. Trận đánh đó, do vũ khí quá ít và cũ nên bắn địch không hiệu quả.

 

Ngày hôm sau, ngoài số vũ khí được trang bị, trung đội còn được kho K54 trang bị thêm súng, đạn, trong đó có khẩu trung liên 7,9 mm. Đúng 13h ngày 31/5/1965, từng tốp máy bay địch lại đến quần thảo trên bầu trời với hàng loạt bom thả tới tấp, cả xóm Lục rung chuyển trong khói lửa mù mịt. Nhưng từ trận địa phòng không trên đồi Nâu, từng loạt đạn đanh, rền nhằm vào những chiếc máy bay đang bổ nhào xuống cắt bom, tiếp đến, trận địa trên đồi Mèng những khẩu súng trường của dân quân xóm Lục tiếp tục nhả đạn, đón lõng khi những chiếc máy bay vừa cắt bom, ngóc đầu vọt lên. Sau những loạt đạn rền vang, một chiếc máy bay bốc cháy tạo thành quầng khói đen lao về phía tây nam, rơi xuống cánh đồng thuộc địa phận xã Văn Nghĩa. Hoảng hốt trước lưới lửa phòng không tầm thấp của dân quân xóm Lục, những chiếc máy bay còn lại vội vàng cắt bom bay ra khỏi tầm đạn của quân và dân xóm Lục đang tiếp tục nhả đạn. Trận chiến đấu kết thúc trong tiếng hò reo chiến thắng. Trong trận chiến đấu ngày 31/5/1965, chỉ bằng súng bộ binh, trung đội dân quân xóm Lục đã bắn rơi 1 máy bay F4H của đế quốc Mỹ. Cả xã không có thương vong. Bom đạn của giặc Mỹ đã làm cháy 5 ngôi nhà và chết 11 con trâu, kho K54 thiệt hại không đáng kể. Sau trận đánh  đó, những ngày tiếp theo máy bay Mỹ vẫn đến ném bom ở khu vực xóm Lục. Nhưng chúng không dám bay thấp như trước mà chỉ dám bay ở ngoài tầm bắn của lưới lửa phòng không nhân dân. Do bay cao nên không ném bom chính xác, kho tàng, nhà dân được bảo vệ. Với chiến công bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng bộ binh, dân quân xã Liên Hoà đã được Bác Hồ gửi thư khen. Ghi nhận chiến công này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thưởng Huân chương Chiến Công hạng nhất cho quân và dân xóm Lục.

 

                                                                                   Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục