Những đường lò được cài chống tạm bợ đang trở thành mối lo thường trực của những nhân công làm việc trong đó.

Những đường lò được cài chống tạm bợ đang trở thành mối lo thường trực của những nhân công làm việc trong đó.

(HBĐT) - Cho dù chuyện đã xảy ra cách đây cả chục ngày nhưng với những người tưởng chừng bị chôn sống trong vụ sập hầm khai thác than tại xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) dường như vẫn chưa hết bàng hoàng, sợ hãi. “Đó là những giây phút sợ hãi, tuyệt vọng mà chưa bao giờ mình từng trải qua trong cuộc đời”. Cậu thanh niên trẻ vạm vỡ cuồn cuộn cơ bắp của người siêng làm những công việc nặng nhọc bẽn lẽn kể lại cảm giác hãi hùng khi cùng với 6 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập hầm khai thác than vào buổi sáng ngày 5/7 vừa qua.

 

Trở về từ... âm phủ

 

Theo chỉ dẫn của anh Bùi Văn Nghị, Phó Công an xã Lỗ Sơn, chúng tôi ngược dốc từ trụ sở UBND xã về xóm Đồi tìm gặp lại những nạn nhân trong vụ sập hầm lò trong ngày 5/7 vừa qua. Người đầu tiên mà chúng tôi gặp là anh Bùi Văn Dân. Đây chính là người kéo xe than từ trong lò ra ngoài do bất cẩn đã va quệt vào cột chống làm đất, đá đổ sập bịt kín toàn bộ đường lò khi phía trong vẫn còn 7 công nhân đang làm việc. Trong câu chuyện của mình, dường như người đàn ông này vẫn còn cảm giác bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến hàng chục m3 đất, đá bất ngờ đổ sụp xuống bịt kín đường hầm cùng với 7 người đều là anh em, họ hàng thân thích. Kể lại vụ tai nạn bất ngờ đó, ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho rằng đó là một sự may mắn, nếu hôm đó rủi ro mà người kéo xe bị cột chống lò, hàng chục m3 đất, đá đổ ụp xuống người mà không thể ra ngoài nhờ người đến cứu giúp có lẽ 7 người bị mắc kẹt trong đường lò cũng khó có cơ hội sống sót do thiếu dưỡng khí. Vì vị trí sập cách cửa lò khoảng 60 m nên cũng rất khó để phát hiện và tổ chức cứu hộ kịp thời.

 

     

Những người may mắn trở về sau vụ tai nạn sập hầm lò tại mỏ than xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) ngày 5/7/2012.

 

Vẫn còn nguyên cảm giác bàng hoàng, thảng thốt, thậm chí có lúc là tuyệt vọng, cậu trai trẻ Bùi Văn Cường năm nay mới 22 tuổi là một trong số 7 người bị mắc kẹt trong lò sau khi đất, đá đổ sập xuống bít kín đường lò nhớ lại: Bình thường, buổi sáng anh em bắt đầu làm việc lúc 7h30‘. Nhưng hôm ấy, tất cả đều có cảm giác bất an nên anh em đã không xuống làm việc như thường lệ mà mãi đến tận 8h15 mới bắt đầu xuống lò. Khi vừa chở xe than đầu tiên lên thì xảy ra tai nạn. Là người chứng kiến gần và được anh Bùi Văn Dân - người kéo xe đẩy ngược trở vào trong ngay sau khi nhận thấy những dấu hiệu mất an toàn nên Cường đã may mắn thoát chết trong gang tấc nên cảm thấy bị sốc và sợ hãi. Cường bảo: anh cứ tưởng tượng xem, chỉ cần thêm một, hai bước chân nữa là bị đất, đá, cột chống lò đổ ụp xuống người mình, bảo sao mà không sợ. Phải mất mấy ngày liền em mới hết được  cảm giác sợ hãi lúc đó. Đêm nào ngủ cũng mơ thấy cảnh lò sập, người chết. Khi lò sập, mình lại là người thoát chết trong gang tấc nên cảm giác sợ hãi càng tăng lên gấp bội, thậm chí là cả 7 anh em đều hoảng loạn với tâm lý lo sợ sẽ không có ai đến cứu, sợ rằng sẽ không có ai còn có cơ hội sống sót.

 

Khi ấy, không riêng gì những người bị mắc kẹt lại trong đường lò mà tâm lý lo lắng, sợ hãi, bất an đến tột cùng cũng đã bao trùm cả xóm Đồi bởi không chỉ cả 7 người bị mắc kẹt trong lò đều có mối quan hệ họ hàng huyết thống mà họ cũng có mối quan hệ họ hàng huyết thống với hầu hết các gia đình ở trong xóm. Vì thế nên vụ tai nạn sập hầm lò ngày 5/7 nếu có thương vong, cả xóm Đồi sẽ chìm trong tang tóc. Anh Bùi Văn Chương (xóm Đồi) chia sẻ: May mắn là vụ tai nạn đã không để lại hậu quả nghiêm trọng, không có thương vong về người chứ nếu nhỡ ra thì 2 cậu em ruột của tôi bị mắc kẹt trong lò là Bùi Văn Hiền, Bùi Văn Phương cũng chẳng biết thế nào mà nói trước được. ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho rằng, cũng là may mắn chứ nếu hôm đấy mà có người bị chết thì không thể nói hết được những hậu quả nó để lại cho xã, các gia đình có người bị thương vong là như thế nào.

 

Mất An toàn lao động nghiêm trọng

 

Đó là điều mà ông Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn Bùi Văn Bích và chính những công nhân trực tiếp làm tại mỏ than khẳng định. Anh Bùi Văn Dân -  công nhân khai thác than tại mỏ than xóm Đồi thuộc trách nhiệm quản lý của Công ty TNHH Tân Sơn cho biết: khai thác than với phương thức lò đất như ở xóm Đồi chúng tôi xác định là rất nguy hiểm, nguy cơ sập hầm cao. Tuy nhiên, khi được hỏi về ATLĐ tại đây, những người làm công đều cho biết từ trước đến nay, Công ty TNHH Tân Sơn chỉ đứng ra thu mua sản phẩm và chỉ quản lý khu vực mỏ than với diện tích hơn 30 ha bằng hình thức cho thầu khoán nên hầu như không có trách nhiệm trong công tác đảm bảo VSATLĐ - PCCN, trang bị bảo hộ lao động, tập huấn ATLĐ... cho người lao động khai thác tại mỏ. Khi tai nạn rủi ro xảy ra, hầu như người lao động phải tự gánh chịu. Anh Bùi Văn Dân cho biết thêm: anh em tôi đã làm ở đây nhiều năm rồi nhưng chưa từng được tập huấn về bất kỳ một kỹ năng đảm bảo VSATLĐ - PCCN nào và cũng không có bất kỳ một sự ràng buộc trách nhiệm nào ngoại trừ việc mua - bán sản phẩm với Công ty. Anh em tự đứng ra nhận thầu khoán nên tất cả đều tự làm. Về kỹ thuật khai thác than thì mình nhìn những nhóm đã từng đi làm ở Quảng Ninh về, họ đào, chống lò thế nào mình làm thế.

 

Bên cạnh việc mất ATLĐ trong hoạt động khai thác, việc khai thác than cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho địa bàn xã Lỗ Sơn. ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn cho biết: Vấn đề ô nhiễm môi trường chúng tôi đã phản ánh nhiều lần thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri và bằng văn bản gửi các cấp. Cam kết bảo vệ môi trường không làm đến nơi, đến chốn, do vậy đã ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, nước sản xuất phục vụ sinh hoạt cho 4 xóm với hơn 200 hộ dân, nhất là khi có mưa, nước từ mỏ than chảy xuống suối Cái đen kịt. Tính bình quân trong số 200 hộ, mỗi hộ có 4 nhân khẩu, tính ra đã có đến 800 con người đang phụ thuộc vào nguồn nước đó. Việc khai thác than, đối với Lỗ Sơn không có lợi ích gì. Ngược lại, làm than ngoài nguy cơ mất ATLĐ cao mà còn bị mất cả nguồn nước.

 

Trên thực tế, tính về hiệu quả kinh tế so với những tác động môi trường nói như ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc thì chẳng thấm vào đâu, tính ra, mỗi năm, Công ty TNHH Tân Sơn chỉ nộp cho ngân sách Nhà nước từ 20 - 30 triệu đồng tiền phí môi trường. Đồng thời, ông Phó Chủ tịch UBND huyện cũng đã thừa nhận tình trạng mất ATLĐ nghiêm trọng tại mỏ than xóm Đồi kéo dài trong thời gian qua và cho biết sau sự cố TNLĐ trên, UBND huyện đã yêu cầu Công ty TNHH Tân Sơn tạm dừng hoạt động khai thác tại các hầm lò than của Công ty để khắc phục tình trạng mất ATLĐ, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đến khi nào đảm bảo yêu cầu, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định mới cho phép Công ty tiếp tục hoạt động khai thác.    

 

 

 

                                                                        Mạnh Hùng

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục