Thời điểm chúng tôi thâm nhập rừng cấm Ngọc Sơn - Ngổ Luông cách đây hơn 3 năm, ở đâu cũng thấy gỗ ngổn ngang.

Thời điểm chúng tôi thâm nhập rừng cấm Ngọc Sơn - Ngổ Luông cách đây hơn 3 năm, ở đâu cũng thấy gỗ ngổn ngang.

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, dù đã qua hơn 3 năm nhưng chuyến thâm nhập thực tế tìm hiểu thực trạng khai thác lâm sản trái phép ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông vào khoảng đầu tháng 10/2009, với chúng tôi vẫn còn sâu đậm. Ấn tượng, điều đáng nhớ nhất đó là chính là những bài viết về tình trạng khai thác lâm sản trái phép ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông được viết ngay tại... rừng dưới ánh đèn pin le lói trong bóng đêm đặc quánh vẻ liêu trai.

 

KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông nằm trên địa bàn 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn thuộc địa bàn của 7 xã. Tính từ điểm đầu ở xã Ngổ Luông (Tân Lạc) tới điểm cuối xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), khu bảo tồn này có chiều dài gần    100 km theo đường 135. Với đặc thù là khu rừng nguyên sinh vẫn còn giữ lại được sự đa dạng về hệ sinh thái, động - thực vật, thậm chí cả những loài đặc hữu như gấu ngựa, cua càng đỏ và nhiều loài thú có giá trị bảo tồn về sự đa dạng của nguồn gen quý. Ngoài ra, đây còn là khu rừng nguyên sinh còn nhiều loại gỗ quý như đinh, sến, táu mật, đặc biệt là gỗ trai, nghiến, có những cây to đường kính bằng 2 - 3 người ôm.

 

Với những giá trị đặc hữu đó, KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đương nhiên trở thành “bầu sữa” của hàng trăm hộ dân ở các xã có rừng. Họ sống bám vào rừng và rừng trở thành nguồn sống của người dân. Nhưng đến khi Ban quản lý KBTTN Ngọc Sơn được thành lập, đi vào hoạt động  năm 2005, công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm, nâng lên một bước đáng kể thì tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép ở đây  bước đầu đã hạn chế. Tuy vậy, số người sống bám vào rừng vẫn còn nhiều nên tình trạng khai khác lâm sản trái phép một cách lén lút vẫn diễn ra. Những cây gỗ quý tiếp tục bị triệt hạ, “xẻ thịt” đưa xuống núi theo những con đường mòn ngang dọc như một “ma trận” chằng chịt giữa rừng. Tình trạng ấy diễn ra ngày càng nóng với các thủ đoạn liều lĩnh, trắng trợn của lâm tặc. Thậm chí để đưa gỗ ra khỏi rừng, những kẻ chặt phá không ngần ngại chống lại lực lượng cán bộ Ban quản lý KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông.

 

Nhận thấy đây là vấn đề phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý, bảo vệ rừng và tình hình ANTT trên địa bàn các xã có rừng, đặc biệt là ở 3 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn gồm Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do. Sau khi xin ý kiến của Ban biên tập, chúng tôi đã quyết định tổ chức một chuyến đi thực tế xâm nhập KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông.

 

Với ý tưởng độc lập tác chiến để tìm hiểu một cách khách quan nhất về thực trạng khai thác lâm sản trái phép ở KBTTN Ngọc   Sơn - Ngổ Luông trong thời điểm ấy, chúng tôi đã phải lang thang cả tuần để lân la dò hỏi, thuyết phục nhờ người dẫn đường ở khắp các xã thuộc vùng lõi của Khu bảo tồn. Mọi cố gắng, nỗ lực đều đổ sông, đổ suối khi gặp ai, chúng tôi cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Tưởng như kế hoạch xâm nhập rừng cấm đi vào bế tắc thì thật may mắn khi có người nhận lời giúp. Dẫu còn hoài nghi khi người nhận lời giúp cho chuyến đi êm thuận là phụ nữ. Một người phụ nữ chân yếu, tay mềm không có vẻ gì là dân làm gỗ. Tuy nhiên, mọi hoài nghi cũng đã được xóa bỏ khi tôi hiểu ra đây là một trong những người thu gom gỗ có tiếng ở những xã khu vùng cao này. Có thể ví họ như những con thú hoang của đại ngàn Ngọc Sơn - Ngổ Luông. Cả cánh rừng rộng hàng chục nghìn ha nhưng hầu như mọi ngóc ngách, họ cũng đã để lại dấu chân. Là những người đi rừng chuyên nghiệp nên chuyện lạc đường, bị đói giữa rừng là không thể xảy ra. Chúng tôi không thạo chuyện rừng rú, thế nên những kinh nghiệm đi rừng của những người dân bản địa chính là sự đảm bảo một cách đáng tin cậy nhất. Ngày tốt, giờ tốt theo họ, chính là mùa khô, khi tiết trời chớm bước vào mùa lạnh. Thời điểm ấy, đi rừng không lo mưa gió, rắn rết, muỗi và nhất là vắt. Chuyến đi bắt đầu cuộc hành trình hướng về khu rừng ở Lũng Lá Bán. Đường rừng, càng đi càng khó. Cái nhuệ khí, sự háo hức ban đầu đã dần bị thay thế bởi những tiếng thở khó nhọc. Thường thì đường rừng rất khó đi. Nhưng đối với đại ngàn Ngọc  Sơn - Ngổ Luông lại khó khăn gấp bội. Đơn giản đây là khu rừng nguyên sinh chập chùng đá tai mèo sắc lẹm. Dù thế, ở lõi rừng vẫn có những con đường mòn chằng chịt và thực tế không như những gì   tôi tưởng tượng. Nếu KBTTN Pu Canh đường đi là lối mòn men theo sườn núi đất thì ở Ngọc Sơn - Ngổ Luông lại là dốc cheo leo bám theo sườn đá. Vậy mà con đường đá nhiều lúc chúng tôi phải đi bằng... tay lại là tuyến xa lộ của dân đi gỗ. Càng đi sâu, rừng Ngọc Sơn - Ngổ Luông càng giống như một đại công trường khai thác gỗ. Thân gỗ ngã rạp, nằm ngổn ngang. Những cây gỗ trai, nghiến đường kính lên đến hàng mét, tuổi thọ hàng trăm năm giờ đây chỉ còn trơ lại gốc. Ngay tại nơi cây ngã, đổ là bãi xẻ. Cả thân cây dài hàng chục mét thẳng vút được cắt gọn, xé ngọt thành những tấm gỗ có chiều dài trung bình 2 - 2,5 m, dày 6 - 10 cm, bản rộng 25 - 30 cm. Cứ thế, người ta vác ra khỏi rừng. Do sử dụng cưa máy nên việc chặt hạ, xẻ thịt rừng cũng nhanh chóng. Nếu như trước đây, muốn hạ một cây gỗ nghiến có đường kính 1m, người ta phải chất củi đốt gốc trong 1 tuần liền mới đổ. Bây giờ dùng cưa xăng thì chỉ mất... 30 phút là xong. Vì thế, bình quân mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại trên con đường này. Càng đi vào sâu, đường càng hun hút. Số nước ít ỏi mang theo đã cạn từ khi đặt chân lên đỉnh dốc Nài Nhò - đỉnh dốc đầu tiên của chặng đường. Tiếng là rừng già nhưng ở đây cực kỳ hiếm nước. Những người đi rừng thường phải mang nước từ nhà vào rừng để nấu cơm và uống. Càng đi càng khát, mệt và đói. Mắt hoa lên vì... đá. Bên tai chỉ còn thấy bùng nhùng hơi thở. Không phải 2 tiếng như dự tính ban đầu mà phải mất đến 5 tiếng đồng hồ leo núi, chúng tôi mới đến được điểm dừng nghỉ khi chiều buông hoang hoải nhìn lại chặng đường vừa qua là... 5 quả núi, cao đến nghẹt thở.

 

Tại Lũng Lá Bán, sau khi thỏa thuê giải khát bằng thứ nước suối mát ngọt, tôi cũng dần lại sức và cùng những người dẫn đường chuẩn bị cho bữa trưa, khi ấy kim đồng hồ đã chỉ sang số 6, trời cũng đã bắt đầu âm u tối. Cơm nước xong trong lúc chờ những người dẫn đường đi khảo sát xung quanh, chúng tôi cũng tranh thủ mang giấy bút ra viết lại những điều mắt thấy tai nghe trong suốt chặng đường rừng. Kỳ I của loạt bài phóng sự “Xâm nhập rừng cấm Ngọc Sơn - Ngổ Luông: Con đường lâm tặc” đã hoàn thành trong khoảng thời gian hơn 2 tiếng đồng hồ dưới ánh đèn pin nhờ nhờ sáng như một đốm lửa nhỏ giữa màn đêm đặc quánh của đại ngàn.

 

Loạt bài phóng sự “Xâm nhập rừng cấm Ngọc Sơn - Ngổ Luông” sau khi đăng trên Báo Hòa Bình đã làm được cái điều mà chúng tôi mong muốn, đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương và ngành chức năng từ tỉnh đến huyện. Sau bài báo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã có sự chỉ đạo trực tiếp giao nhiệm vụ cho Thanh tra tỉnh, Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm Lâm tổ chức thanh tra, làm rõ công tác quản lý, bảo vệ rừng ở KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông. 

    

 

                                                                            Mạnh Hùng  

                      

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục