Bị cáo Lê Văn Tuấn, kẻ đã bán người yêu với giá... 1 triệu đồng đứng trước vành móng ngựa chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Bị cáo Lê Văn Tuấn, kẻ đã bán người yêu với giá... 1 triệu đồng đứng trước vành móng ngựa chịu sự trừng phạt của pháp luật.

(HBĐT) - Phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo phạm tội “mua bán người” và “mua bán trẻ em” tại TAND tỉnh ngày 27/8/2012 không có quá đông người tham dự. Nhưng lại có quá nhiều điều để nói về các hành vi, thủ đoạn phạm tội của các bị cáo khi còn quá trẻ. Đặc biệt hơn cả đó chính là thái độ của những nạn nhân của bọn buôn người vẫn chỉ coi đó như là một chuyến... phiêu lưu nơi xứ người.

 

Tự nộp mình vào động... mại dâm xứ người

 

Trong suốt phiên tòa, thỉnh thoảng tôi lại thấy 2 cô gái còn quá trẻ - là nạn nhân - gục đầu vào vai nhau chẳng biết họ tìm đến sự sẻ chia hay cồn lên nỗi ám ảnh, khiếp sợ về những ngày đen tối, bị vùi dập, dày vò thân xác nơi xứ người. Nhưng tôi đã lầm, đôi vai gầy rung lên, những lọn tóc nhuộm màu hạt dẻ xõa xuống khuôn mặt còn trẻ măng đang giấu đi những nụ cười khúc khích.

 

Theo lời khai của bị hại Nguyễn Thị Ch. trước Hội đồng xét xử thì từ khoảng tháng 7 - 8/2011, bị cáo Lê Thị Đằm (tức Đào), sinh năm 1977 tại Thanh Hà (Hải Dương) đã 2 lần đưa sang Trung Quốc với mục đích làm thuê nhưng trên thực tế là lừa bán làm gái mại dâm. Theo đó, lần thứ nhất vào khoảng tháng 7/2011, Lê Thị Đằm rủ Nguyễn Thị Ch. đi Lào Cai làm nhưng thực tế là sang Hà Khẩu - Trung Quốc bán cho các chủ chứa mại dâm tại đây. Sau khi sang Trung Quốc, Ch. được giao cho một người đàn bà tên Hồng tại Hà Khẩu rồi trở về Việt Nam. Sau khi Đằm về Việt Nam, Ch. được đưa về Nuông Tự cùng một cô gái khác. Tại đây, Ch. bị 2 thanh niên Trung Quốc bắt cóc không biết đưa đi đâu. Trên đường đi, lợi dụng tắc đường, Ch. đã bỏ trốn và kêu cứu và được cảnh sát Trung Quốc phát hiện, giải cứu và trả về Việt Nam. Theo lời khai của bị cáo Lê Thị Đằm tại phiên tòa thì sau khi về Việt Nam, Ch. có gọi điện kể lại cho Đằm nghe chuyện mình bị bắt cóc và được Công an Trung Quốc giải cứu. Mặc dù vậy, đến tháng 8/2011, Ch. đã chủ động liên hệ với Đằm và ngỏ ý muốn sang Trung Quốc lần nữa để làm việc, Ch. đã cùng với người yêu là Nguyễn Đức Quỳnh xuống Hà Nội gặp Đằm và Ch. đã đồng ý để Đằm đưa mình sang Trung Quốc. Đến ngày 12/8/2011, Ch. cùng người yêu và vợ chồng Đằm đi tàu lên Lào Cai, đi đò sang đất Trung Quốc. Sau khi giao Ch. cho người đàn bà tên Hồng, vợ chồng Đằm và Quỳnh đã trở về Việt Nam. Trong thời gian ở lại Trung Quốc, Ch. được biết cô đã bị bán và phải ở lại đi làm gái mại dâm từ ngày 19/8 - 20/10/2011 thì được Công an Trung Quốc giải cứu trao trả về Việt Nam.

 

Kể về chuỗi ngày làm gái nơi xứ người, trong ánh mắt Ch. dường như không có chỗ cho nỗi ám ảnh, khiếp sợ. Cũng chẳng ngượng ngùng, giấu giếm, cô nhoẻn miệng cười: Là người mới nên có ngày em cũng phải tiếp cả chục khách làng chơi..

 

Gã nhân tình đốn mạt lừa bán người yêu với giá... 1 triệu đồng

 

Không giống như Nguyễn Thị Ch., tại phiên tòa, cô bé Nguyễn Thị H.N. (thị trấn Vụ Bản - Lạc Sơn) chỉ ủ rũ cúi mặt, ngồi bất động bên người mẹ với khuôn mặt uẩn ức những u buồn. Tính đến ngày 24/10/2012, cô bé mới tròn 16 tuổi. Nhưng Nguyễn Thị H.N cũng đã trở thành nạn nhân của các đối tượng buôn người qua biên giới làm gái mại dâm khi vừa bước qua tuổi 15 mà trong đó, chính gã người yêu cùng đồng bọn lừa bán cô sang bên kia biên giới không một chút đắn đo.

 

Tất cả những người tham dự phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự các bị cáo về tội “mua bán người” và “mua bán trẻ em” ngày 27/8/2012 đều bất ngờ trước những bị cáo đứng trước vành móng ngựa hôm ấy, bởi ngoài Lê Thị Đằm thì tất cả còn quá trẻ. Theo đó, các bị cáo Nguyễn Đức Quỳnh, kẻ chủ mưu sinh năm 1992; Lê Văn Tuấn, người yêu của Nguyễn Thị H.N., sinh năm 1991 cùng trú tại xã Yên Mông (TPHB); Phan Ngọc Tuyền, sinh năm 1991 trú tại xã Hòa Bình (TPHB) và Bùi Thị Linh, sinh năm 1995 trú tại thị trấn Vụ Bản (bị truy tố về tội không tố giác tội phạm). Theo cáo trạng số 23/KSĐT ngày 29/6/2012 của Viện KSND tỉnh, sau khi cùng Nguyễn Thị Đằm lừa bán trót lọt người yêu là Nguyễn Thị Ch. sang Trung Quốc làm gái mại dâm, về đến Việt Nam, Nguyễn Đức Quỳnh đã tìm cách lừa phụ nữ đưa xuống cho Đằm để bán sang Trung Quốc với giá 6 triệu đồng/người. Khi về đến Hòa Bình, Quỳnh đã liên lạc với Lê Văn Tuấn và Phan Ngọc Tuyền bàn về việc lừa phụ nữ bán sang Trung Quốc, được tiền sẽ chia nhau. Đồng ý với kế hoạch của Quỳnh, ngày 29/8/2011, Tuấn đã liên lạc với người yêu trên mạng chưa một lần gặp mặt là Nguyễn Thị H.N. và rủ ra TPHB chơi. Sáng ngày 30/8/2011, Nguyễn Thị H.N. lên xe Bus ra TPHB  với Tuấn, trên xe Nguyễn Thị H.N. đã gặp Bùi Thị Linh ở gần nhà và học cùng trường, Nguyễn Thị H.N. đã rủ Linh đi cùng. Ra đến TPHB, Nguyễn Thị H.N. đã gọi điện cho Tuấn đến đón. Sau khi ăn cơm xong, Quỳnh bàn với Tuấn về việc bán Nguyễn Thị H.N. sang Trung Quốc để làm gái bán dâm. Tuấn đồng ý. Sau đó, Tuấn đã rủ người yêu và Linh đi Sapa chơi. Đến ngày 31/8/2011 cả bọn về Hà Nội gặp Đằm, sau đó, Tuấn đã nói với H.N. là mình nợ tiền Đằm nên phải sang Trung Quốc làm trả nợ. Thấy người yêu nói vậy, H.N. nói sẽ đi cùng Tuấn làm lấy tiền trả nợ. Sau đó, Tuấn đã cùng với Quỳnh, Đằm đưa H.N. lên Lào Cai rồi Tuấn đưa H.N. sang Hà Khẩu (Trung Quốc). Sau khi nhận của người đàn bà tên Hồng 1 triệu đồng, Tuấn đã được đưa trở về Việt Nam. Còn Nguyễn Thị H.N. thì bị đưa đến Văn Sơn - Vân Nam để bán dâm cho đến ngày 18/11/2011 thì được Công an Trung Quốc giải cứu, trao trả về Việt Nam. Đáng chú ý, là tổng số tiền bán Nguyễn Thị H.N. là 6 triệu đồng đã được các đối tượng chia nhau với số tiền trên dưới 1 triệu đồng/đối tượng. Số tiền này, theo bị cáo Phan Ngọc Tuyền, chúng dùng vào việc ăn chơi hết trong một buổi sáng.

 

Vụ án đã khép lại các bị cáo cũng đã phải nhận những bản án thích đáng. Nhưng điều cần nói ở đây chính là sự quan tâm, quản lý, giáo dục con em của những bậc phụ huynh. Nếu có sự quan tâm, quản lý từ phía gia đình, Nguyễn Thị H.N. không phải cam chịu những tháng ngày tủi nhục nơi xứ người và những bị cáo trong vụ án cũng đâu phải lâm vào vòng lao lý cho những hành vi phạm pháp. Khi rời phiên tòa, nhiều người ngao ngán thốt lên, sao lại rẻ quá cái phận người!   

                                                                                       

 

                                                           Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục