CB-CS Cảnh sát PCCC thường xuyên luyện tập các phương án, rèn luyện thể lực, kỹ năng... đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi thực tế công việc.

CB-CS Cảnh sát PCCC thường xuyên luyện tập các phương án, rèn luyện thể lực, kỹ năng... đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi thực tế công việc.

(HBĐT) - Nếu không được nghe thượng tá Bùi Văn Ân, Phó phòng Cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn kể, chúng tôi không thể hình dung hết được những vất vả, hiểm nguy mà CBCS lực lượng PCCC phải đối mặt mỗi khi đứng trước “giặc” lửa. Cái khó khăn và nguy hiểm ấy đã được thượng tá ân chốt lại: chỗ nào khó khăn, nguy hiểm người ta chạy ra thì mình lại vào.

 

Phương án không có trong bài học.

 

Đối với thượng tá Bùi Văn Ân, trong suốt hơn 20 năm làm nghề, anh cũng chẳng nhớ được mình đã tham gia bao nhiêu trận đánh với giặc lửa. Với anh bao nhiêu trận đánh thì cũng là bấy nhiêu kỷ niệm. Bởi mỗi vụ cháy là một thử thách, là những khó khăn khác nhau. Thậm chí, có những trận đánh, phương án tác chiến đưa ra chưa từng có ở trong bài học hay giáo án nào. Nhưng từ việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như huy động sức mạnh tổng hợp của lực lượng PCCC kết hợp với lực lượng tại chỗ, nên nhiều vụ cháy lớn được xử lý triệt để. Điền hình như vụ cháy tại kho chứa hàng của Công ty TNHH Thành Đạt (Kỳ Sơn) vào ngày 27/2/2010. Kể về vụ cháy đó, thượng tá Bùi Văn Ân cho biết: đây là một vụ cháy lớn kéo dài từ 2 giờ sáng ngày 27 - 7h sáng ngày 28/2/2010 lực lượng PCCC mới dập tắt được ngọn lửa. Đơn vị vừa tổ chức khoanh vùng tâm cháy, vừa chống cháy lan và tổ chức chữa cháy. Khu vực cháy cách xa nguồn nước nên việc chữa cháy cũng gặp khá nhiều khó khăn. Lực lượng PCCC đã sáng tạo, dùng cách chập bơm để lấy nước từ khu vực cách đó hàng trăm mét để phục vụ chữa cháy. Thực tế qua cách làm đó đã đạt hiệu quả cao. Vừa tiết kiệm thời gian chữa cháy, vừa có nguồn nước liên tục để xử lý tốt vùng cháy lan.

 

Phát huy tính sáng tạo, vận dụng linh hoạt phương tiện, trang thiết bị hiện có, vừa qua lực lượng Cảnh sát PCCC cũng đã nhanh chóng dập tắt vụ cháy lớn tại kho hàng của Công ty cổ phần Đan Ly ở tổ 13, phường Thái Bình (TPHB) kéo dài từ 20h ngày 2/9 đến 7h sáng ngày 3/9. Trong vụ cháy này, thay vì sử dụng phương pháp chuyển nước con thoi, CBCS cảnh sát PCCC đã sử dụng phương pháp chập bơm để bơm nước từ nguồn cấp cách xa điểm cháy hàng trăm mét. Thượng tá Bùi Văn ân cho biết: Phương pháp chập bơm chúng tôi chưa từng được học trong nhà trường. Đó là một sáng tạo trong quá trình tổ chức chữa cháy. Qua thực tế đã chứng minh, phương pháp này đã mang lại hiệu quả tối ưu trong việc chữa cháy. Nhất là ở những khu vực xa nguồn cấp nước, đường giao thông nhỏ hẹp, khó khăn. Đặc biệt hơn, với phương pháp này đã hạn chế tối đa thời gian đi lại, vận chuyển nước, việc tổ chức chữa cháy luôn đạt hiệu quả cao.  

 

Giá trị của những giọt mồ hôi

 

Thượng tá Bùi Văn Ân bộc bạch: khách quan mà nói công việc của chúng tôi là một trong những công việc có tính chất, mức độ nguy hiểm và độc hại rất cao bởi trên thực tế hiện nay, tính chất các vụ cháy phức tạp, trong quá trình cháy có nhiều loại hóa chất độc hại và tiềm ẩn những nguy cơ đổ, gãy các kết cấu xây dựng lớn do bị nhiệt hóa làm thay đổi tính chất. Trước những khó khăn đó, CBCS cảnh sát PCCC đã thường xuyên luyện tập các phương án, rèn luyện thể lực, kỹ năng... để đủ sức đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi thực tế công việc. Có thấy những giọt mồ hôi đổ ra trên thao trường mới thấy giá trị của nó trong thực tiễn với từng động tác, yếu lĩnh được thực hành một cách thuần thục, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả cao. Theo thống kê, bình quân mỗi năm trên địa bàn tỉnh xảy ra 22 vụ cháy có gây thiệt hại về tài sản và phải tổ chức chữa cháy. Tuy nhiên, do được phát hiện sớm, kịp thời huy động lực lượng nên công tác chữa cháy đã đạt hiệu quả cao. Đã bảo vệ được số lượng tài sản, hàng hóa có giá trị của Nhà nước, của tập thể của nhân dân. Điển hình như vụ cháy ngày 3/2/2009 xảy ra tại hầm cáp thuộc Công ty thủy điện Hòa Bình, ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC đã huy động lực lượng kịp thời dập tắt đám cháy, không để xảy ra cháy lan sang toàn bộ hệ thống cáp điện động lực của các tổ máy phát điện, đảm bảo cho công tác vận hành, sản xuất điện và an toàn cho toàn bộ hệ thống lưới điện quốc gia. Hay như vụ cháy 2 nhà sàn ngày 6/1/2009 tại Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình, lực lượng cảnh sát PCCC đã nhanh chóng dập tắt đám cháy, không để cháy lan, đồng thời cứu được nhiều tài sản vật thể, phi vật thể có giá trị văn hóa lịch sử như cồng chiêng, trống đồng...; Vụ cháy kho chứa hàng của Công ty TNHH Thành Đạt ngày 27/2/2010 đã cứu chữa và bảo vệ an toàn hơn 4.000 tấn sắn khô và nhà xưởng với trị giá hàng chục tỷ đồng. Tính riêng từ đầu năm 2012 đến nay, lực lượng cảnh sát PCCC cũng đã trực tiếp tham gia cứu chữa 6 vụ cháy, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn điển hình như vụ cháy 4 kiốt bán hàng xảy ra vào hồi 9h30 ngày 13/8/2012 tại khu vực chợ tạm huyện Lương Sơn gây thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Vụ cháy xảy ra ngày 2/9/2012 tại kho hàng của Công ty cổ phần Đan Ly, tổ 13, phường Thái Bình (TPHB), lực lượng PCCC đã có mặt kịp thời, tổ chức chữa cháy hiệu quả đã góp phần bảo vệ, giữ gìn một lượng lớn tài sản của doanh nghiệp.

 

Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Bùi Văn Ân còn trăn trở khi hiện nay nhận thức và ý thức PCCC của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế, lơ là, chủ quan với việc PCCC bảo vệ tài sản của mình và những người xung quanh. Đáng buồn là điều này lại xảy ra khá phổ biến ở những khu vực tập trung đông người như các khu nhà nhiều tầng, khu thương mại dịch vụ... là những nơi tiềm ẩn nguy cơ rất cao về cháy nổ. Theo thiếu tá Trần Anh Tuấn, đội trưởng Đội hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC: từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra theo các chuyên đề, định kỳ, đột xuất tại các cơ sở trọng điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ. Qua đó đã kiểm tra, phúc tra được 284 lượt cơ sở trọng điểm, có nhiều nguy cơ tiềm ẩn về cháy nổ, lập 284 biên bản kiểm tra, kiến nghị 949 thiếu sót không đảm bảo an toàn PCCC, phòng nổ. Ngoài ra, đơn vị còn phối hợp với các đơn vị, cơ quan ban ngành, địa phương tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCCC tới người dân và khu dân cư, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc PCCC, bảo vệ tài sản của mình và những người xung quanh. 

 

            

                                                                           Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục