Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. (ảnh: T.L)

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. (ảnh: T.L)

(HBĐT) - 59 năm đã trôi qua kể từ ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) nhưng với những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ở thành phố Hòa Bình luôn tràn đầy cảm xúc khi nhớ lại những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất tự hào. Họ khắc ghi trong lòng để thêm yêu, thêm trân trọng những gì đang có và nỗ lực hết mình để tiếp tục đóng góp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 

Ông Bùi Quang Thản, Trưởng ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Hòa Bình bồi hồi nhớ lại: Năm 16 tuổi tôi xung phong lên đường tòng quân, 7 năm sau, tôi được biên chế về Sư đoàn 312, còn gọi là Sư đoàn Chiến thắng, là một trong những sư đoàn bộ đội chủ lực cơ động đầu tiên của QĐND Việt Nam. Cái tên 312 được nhắc đến như một điểm sáng trong những ngày máu lửa, từng là nỗi kinh hoàng của thực dân Pháp. Bởi với ý chí quyết chiến - quyết thắng 312 luôn lập công xuất sắc trong tất cả các chiến dịch và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. chiến dịch Điện Biên Phủ với trận mở màn trận Him Lam ngày 13/3/1954 gắn Sư đoàn 312 của chúng tôi với hình ảnh người Tiểu đội trưởng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai và đặc biệt là hình ảnh những người lính Sư đoàn 312 cắm lá cờ lên nóc hầm và bắt sống tướng Đờ Cát cùng bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ngày 7/5/1954 để kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

     

CCB Điện Biên TP Hòa Bình tự hào ôn lại những năm thắng hào hùng đầy gian khổ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

 

Cũng là lính bộ binh nhưng ông Lê Văn Gấm lại thuộc quân số của Sư đoàn 316. ông Gấm tâm sự: năm 1953, vừa tròn 18 tuổi, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ quốc, tôi tình nguyện đi thanh niên xung phong phục vụ chiến dịch Biện Biên Phủ. Chúng tôi đã 2 lần gánh gạo từ Thanh Hóa lên Tây Bắc. Mỗi người gánh khoảng 30 kg, hoàn toàn đi bộ. Cùng với dân công hỏa tuyến, lực lượng thanh niên xung phong đã không quản gian khổ, hy sinh ngày đêm làm hàng trăm km đường giao thông, băng mình dưới mưa bom, đạn nổ, vượt qua hàng trăm dặm đường đầy đèo cao, hố sâu, bằng phương tiện thô sơ, sức lực cơ bắp đã vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm đảm bảo cho bộ đội chiến đấu trên chiến trường. Đến 13/4/1954, tôi được tuyển chọn vào sư đoàn 316. Vừa hành quân chúng tôi vừa được huấn luyện bắn súng, cách đào công sự, sử dụng bộc phá. Sư đoàn 316 còn gọi là Sư đoàn Bông lau. Đây là một trong 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của QĐND Việt Nam. Trận chiến nổi tiếng nhất mà Sư đoàn 316 trong chiến dịch mà tôi được tham gia là đã đánh tiêu diệt cứ điểm đồi A1, cứ điểm khó đánh nhất trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

 

Cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội ta mới tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng. Cùng với các sư đoàn bộ binh, có công binh, pháo binh, pháo cao xạ. Là người lính Trung đoàn 367 pháo cao xạ 37 mm, ông Đinh Văn Hiển, nhớ lại: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, địch đã đánh giá sai khả năng pháo binh ta khi cho rằng quân đội ta không có xe cơ giới nên không thể mang phỏo lớn vào Điện Biên Phủ. Chúng không thể hình dung được bộ đội đã khôn khéo tháo rời các khẩu pháo rồi kéo pháoqua núi cao, đèo dốc hiểm trở vào trận địa. Trong mưa bom, bão đạn của địch, chúng tôi luôn giữ vững lời thề Ngẩng cao đầu, nhìn thẳng quân thù mà bắn, cúi đầu xuống là chết, là nô lệ. Thời gian đầu, phương châm tác chiến của chiến dịch là đánh nhanh, giải quyết nhanh. Đến tháng 1/1954, chuyển phương châm tác chiến sang đánh chắc, tiến chắc. Theo phương châm tác chiến mới, kéo pháo vào, kéo pháo ratrở thành “huyền thoại” và đi vào lịch sử của bộđội ta, bởimỗi khẩu pháo nặng 2,5 tấn được kéo bằng xe ô tô loại hai, ba cầu (xe GAZ 63 hoặc GMC), vậy mà bằng sức người, bộ đội ta đã di chuyển thành công và an toàn hàng trăm khẩu pháo. Tối ngày 13/3/1954, ta mở đầu chiến dịch, đánh vào Him Lam. Sáng 14/3/1954, lực lượng pháo cao xạ 37 mm của ta bắn rơi chiếc máy bay Mo-ral đầu tiên, chấm dứt sự độc quyền của không quân Pháp trên bầu trời Tổ quốc ta (kể từ ngày  19/12/1946). Với nhiều loại đạn khác nhau nên chúng tôi còn bắn được xe tăng và lô cốt kiên cố của địch, vì vậy, pháo binh chúng tôi luôn hiệp đồng tác chiến hiệu quả với các đơn vị bộ binh, đồng thời sát cánh cùng các binh chủng khác cho đến ngày chiến thắng.

 

Cũng là lính pháo binh thuộc Sư đoàn 351 nhưng ông Nguyễn Quốc ấn lại được giao nhiệm vụ khá đặc biệt, đó là công tác quân giới. ông ấn nhớ lại: Trước khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị chúng tôi được lệnh lên Tuyên Quang nhận vũ khí, đó là pháo 105 mm, vũ khí hạng nặng đầu tiên của quân đội ta. Để đảm bảo bí mật, những khẩu pháo lớn được đánh dấu từng bộ phận và tháo rời và bộ đội lên rừng chặt tre, nứa đóng bè và chở pháo theo đường sông về địa điểm tập kết an toàn tuyệt đối đã ghi dấu ấn lịch sử của Sư đoàn 351. Trong khi đang học quan trắc pháo 105, tôi được lệnh của Cục quân khí đi học về đạn pháo, sau đó được điều về ban  quân giới của chiến trường. Thời điểm đó, việc sử dụng đạn pháo 105 mm của ta phải hết sức tiết kiệm. Tôi vẫn nhớ mãi lời căn dặn của anh Nguyễn Đình Thuật, Trưởng ban quân giới: “Đây là lần đầu tiên quân đội ta được trang bị pháo 105 mm. Vì vậy, các đồng chí phải chú ý đáp ứng được yêu cầu của từng trận đánh trên chiến trường đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả cao. Theo đó, chúng tôi đã nhớ kỹ ký hiệu từng loại đạn như đạn xuyên để đánh hầm ngầm, đạn nổ sát thương để đánh bộ binh, đạn xuyên phá nổ để đánh lô cốt địch... Trong chiến dịch, pháo 105 mm của ta bắn đầu trúng đấy, đánh thắng ngay từ trận đầu. Bên cạnh đó, để bảo toàn lực lượng, chúng tôi còn lập trận địa nghi binh. Đó là dùng gỗ thui đen thành khẩu pháo giả, nghếch nòng lên, khi trận địa thật phát hỏa thì chiến sĩ phụ trách nghi binh từ trong công sự, ném bộc phá, tung lên không trung, để địch phản pháo  dồn vào đánh trận địa giả. Nhờ đó đã bảo vệ được những trọng pháo quý giá của mình. Đây là một nguyên nhân làm cho pháo binh Pháp dù có các thiết bị phản pháo hiện đại vẫn bị thất bại.

 

Chiến tranh đã lùi xa, những cựu chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào được góp phần nhỏ bé của mình vào thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ đưa lại sự kết thúc hết sức vẻ vang của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và mở đường đi tới thắng lợi thần kỳ Điện Biên Phủ trên không, chiến dịch Hồ Chí Minh, đại thắng mùa xuân 1975 và những thắng lợi của quân, dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

 

                                                              Đức Phượng

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục