Đại diện cấp uỷ, chính quyền xã, thôn thăm hỏi thân nhân gia đình nạn nhân Bùi Văn Thảo (xóm Suối Con, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi).

Đại diện cấp uỷ, chính quyền xã, thôn thăm hỏi thân nhân gia đình nạn nhân Bùi Văn Thảo (xóm Suối Con, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi).

(HBĐT) - Chiều ngày 25/3, chiếc xe chở 21 người từ huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cũng đã về đến xóm Suối Con (xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi). Đây là nhóm thứ hai vào đào bới, kiếm tìm thi thể của 3 thanh niên, nạn nhân của vụ sập hầm vàng thảm khốc trong tối 10/1/2014 tại khu vực Bãi Cao, thôn 8, xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn (Quảng Nam).

 

Điều kỳ diệu đã không xảy ra và tang thương đã trùm lấp các gia đình bị nạn cùng xóm làng từ ngày 10/1 nhưng vẫn có điều an ủi: sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, họ đã lần lượt tìm kiếm được thi thể các nạn nhân và đã an táng ở một cánh rừng xa vắng nơi đại ngàn... Xóm Suối Con đã trải qua những ngày đầu năm buồn bã nhất. Dịp Tết, không có nhà nào bật loa đài, nhạc hiệu, không có những lời ồn ã chúc tụng. Dịp Tết, những gia đình có con bị nạn như ngồi trên đống lửa mà lòng buồn lạnh khôn nguôi... Chuyến đi làm vàng đó có 7 người, giờ còn lại 4 người.

 

Những cảnh ngộ, những nỗi niềm…

 

Chưa nói được câu nào sau lời chia sẻ của đồng chí lãnh đạo UBND xã, chị Bùi Thị Thắng (43 tuổi), mẹ của nạn nhân Hà Văn Tuấn (sinh năm 1994) đã ôm mặt khóc và lê bước vào buồng. Tuấn năm nay vừa tròn 20 tuổi, chưa lập gia đình, đã học xong lớp 12, học xong lớp máy xúc, lần đầu theo các anh trong xóm vào miền Trung đào vàng (trước đó, đi làm ăn ở Bắc Ninh). Đêm 10/1, Tuấn làm ca đêm tại một hầm vàng khai thác trái phép và thảm hoạ đã xảy ra.  Tiếp lời chị gái, chị Bùi Thị Lợi cho biết: Em vào tìm kiếm đợt 1 cùng mọi người (33 người, trước Tết Giáp Ngọ). Xuống ô tô ở thị trấn Phước Sơn, 2 mẹ con đi xe ôm hết 500.000 đồng, còn các anh, các cháu khác đi bộ khoảng 6 giờ đồng hồ thì lên đến điểm sập hầm vàng. Người của gia đình, thôn, xóm mình và người của đơn vị thuê lao động đã đào tại điểm sập sâu 9 m, chiều rộng 30 m và chiều dài 70 m. Gia đình ông Bùi Văn Xuân có 3 người con trai tham gia làm vàng ở chính điểm sập đó, ca đêm đó có 1 người con trai thứ 2 bị nạn (anh Bùi Văn Hưng, sinh năm 1986). 2 em tiếp theo của anh H không thể quên khoảnh khắc kinh hoàng khi hàng ngàn m3 đất đổ ập xuống trong tiếng kêu, khóc tuyệt vọng. Chính họ cũng là các hướng đạo viên, chỉ dẫn, tham gia đào bới thân nhân, anh em làng mạc mình trong suốt những ngày qua. Bà Bùi Thị Tét nghẹn ngào: Gia cảnh khó khăn, 3 cháu bỏ học và vào đời sớm. Hưng mới học hết lớp 3 thì bỏ, 2 em sau học đến lớp 7, lớp 8 thì nghỉ. Thương các con 14-15 tuổi đã rời nhà đi làm ăn kiếm sống, nay đã bỏ mạng vì vàng. Gia đình có 5 khẩu, giờ chỉ còn 4 nhân khẩu”. Ngôi nhà của anh Bùi Văn Thanh (sinh năm 1967) dù đã xây nhưng chưa trát, chít nên còn tạm bợ, loang lổ. Việc mất người con trai đầu (anh Bùi Văn Thảo, sinh năm 1989) khiến anh suy sụp. Ngước đôi mắt buồn bã nhìn lên tấm ảnh con, anh bộc bạch: Cháu nó mới học hết lớp 5 thì bỏ học, cũng đi vào đó làm ăn 3-4 năm nay rồi. Trước Tết, 2 anh em nó cùng mọi người vào đó mong kiếm chút ít lo tết nhất, không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng. Bà nội, bác gái, em họ đôi mắt mọng nước vì câu nói của anh Thanh. Mẹ của cháu, nằm lặng trong nhà không thể ra để tiếp khách. Tiễn khách ra về, anh Thanh nói khẽ: đứa con thứ 2 (22 tuổi) có thể không trở lại Phước Sơn để làm nghề vàng nữa…Mỗi gia đình một nỗi niềm khác nhau nhưng đều đau vì các con ra đi còn quá trẻ; 3-4 năm sau, mới lại có thể “đón” các con về với quê hương, bản quán. Hàng năm, làm sao có thể đến để cắm cho con nén hương cho đỡ cô quạnh…

 

Những sự sẻ chia và điều đọng lại…

 

Tuy những ngày qua 3 gia đình gặp nạn thấy mình vơi đi nỗi đau rất nhiều khi nhận được sự sẻ chia, giúp đỡ của anh em, làng xóm. Huyện đã trợ cấp đột xuất, Hội CTĐ huyện và xã Kim Bôi hỗ trợ một phần kinh phí; hội phụ nữ, đoàn thanh niên giúp các hộ việc đồng áng (cấy, làm cỏ). 2 chuyến vào miền Trung tìm kiếm, cán bộ thôn (anh Bùi Văn Dũng, Bùi Văn Quyền) cùng trên 50 lượt người trong xóm tích cực tham gia. Trong hoạn nạn mới thấy được tình làng, nghĩa xóm đậm đà biết bao. Việc đau của 3 gia đình cũng là nỗi đau của xóm Suối Con trong những ngày qua. Trở lại những câu chuyện về những cái chết thương tâm ở Suối Con, đồng chí Bùi Xuân Đợi, Chủ tịch UBND xã trầm ngâm chia sẻ: Dù xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH nhưng cũng mong các hộ đã và có ý định sẽ đến các bãi vàng ngoài tỉnh kiếm sống cần xem lại sự lựa chọn của mình bởi những cái chết trẻ, thương tâm và đầy bất trắc của nghề “phu vàng” đã chỉ ra kết cục thường xảy ra ở các bãi vàng khai thác trái phép. Ông cho biết: Nếu tính cả 2 trường hợp từng tử vong vì sập hầm vàng trước đây (ở Mỵ Hoà - Kim Bôi và Phước Sơn - Đà Nẵng), thì xóm Suối Con đã có 5 người “mất mạng” vì vàng. Thực tế ở Kim Bôi hiện nay, tình trạng thanh niên “ly nông-ly hương” không phải là hiếm nhưng chẳng lẽ chỉ có một điểm đến là bãi vàng? Các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và các thôn đã có những tuyên truyền, vận động để bà con nhận ra điều hay, lẽ phải trong làm ăn, xoá đói - giảm nghèo. Điều trăn trở của đồng chí Chủ tịch UBND xã là có cơ sở, vì hiện nay, dù đã xảy ra vụ sập hầm vàng tang thương đó nhưng số thanh niên, người lao động ở Suối Con khoác ba lô vào Quảng Nam làm vàng vẫn không dừng lại. Tại thời điểm này vẫn còn 5-7 thanh niên (cả có vợ và chưa vợ con) vẫn “ôm mộng” làm giàu tại các điểm khai  thác vàng miền Trung. Ai cũng mong họ “chân cứng, đá mềm” vượt qua những hiểm nguy, bất an của nghề làm vàng đầy may rủi nhưng chẳng một người nào ở Suối Con dám khẳng định về một miền tươi sáng chờ đón phu vàng ở phía trước. Nhìn rộng ra cả tỉnh thấy rằng, phận người làm vàng sao mong manh trước những diễn cố khó lường tại các bãi vàng. Bài học năm vừa qua, 8 thanh niên Lạc Sơn (xã Tuân Đạo, Tân Lập, Qúy Hoà) bỏ mạng ở bãi vàng huyện Văn Bàn (Lào Cai) vẫn còn là điều nóng hổi trong tâm thức bao người. Liệu bao giờ chấm dứt được tình trạng người Hoà Bình bỏ mạng vì sập hầm vàng nơi xa xứ ?

 

 

                                                                                  Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục