Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho bệnh nhi Dương Yến Quỳnh, xã Trường Sơn (Lương Sơn).

Bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho bệnh nhi Dương Yến Quỳnh, xã Trường Sơn (Lương Sơn).

(HBĐT) - Sau hơn 1 năm gặp lại, bé Dương Yến Quỳnh ở xã Trường Sơn (Lương Sơn) vẫn xanh xao, bụng to, khuôn mặt đặc trưng thalassemia (tan máu bẩm sinh). Em nhỏ hơn tuổi lên 6. Lau mồ hôi lấm tấm trên trán cho cháu, bà ngoại Quỳnh chia sẻ: “Gia đình phát hiện cháu bị bệnh thalassemia từ 14 tháng tuổi. Tháng nào cháu cũng phải đến bệnh viện truyền máu. Bố mẹ làm nông nghiệp, phải lo chạy ăn nên phải chia nhau đưa con đi viện và nhờ hai bên nội, ngoại giúp”.

 

Buồng máu, khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) khoảng 20 m2 nhưng chật kín bệnh nhi chờ được truyền máu. Cuộc sống của các em gắn liền và phụ thuộc vào những bịch máu, dây truyền treo lơ lửng trên giường bệnh. Cùng chiến đấu với căn bệnh quái ác của các em là những người làm cha, mẹ với khuôn mặt hốc hác, lo âu. Ở nơi buồng bệnh là niềm xót xa khi chứng kiến con òa khóc vì sợ tiêm, là những cái mím môi của mẹ khi con cố níu lấy tay kéo ra khỏi cửa, là những câu dỗ ngọt nhưng trào nước mắt của cha. Gần 300 cảnh đời cơ cực thường xuyên có mặt ở khoa Nhi truyền máu không chỉ làm chúng tôi mà ngay cả những bác sĩ vốn quen với nghề cũng phải đắng nghẹn cổ họng. Tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu cũng thường xuyên truyền máu cho 10 cháu từ 1-14 tuổi mắc bệnh thalassemia ở khắp các xã, thị trấn. Mỗi cháu truyền từ 1-3 đơn vị máu /lần, mỗi lần phải nằm viện vài ngày. Qua khám bệnh, các bác sĩ cũng phát hiện khoảng 10 bệnh nhân ngoài 20 tuổi có các biểu hiện rõ của bệnh thalassemia. Trong năm 2013, có 2 bệnh nhân thalassemia 1 tuổi và 30 tuổi tử vong.     

        

Bác sĩ Đinh Thị Diệu, Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) trăn trở: Thalassemia và sợi dây truyền máu quấn lấy cuộc đời con trẻ. Các cháu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, xa từ các huyện lên. Trung bình 1 bệnh nhi phải truyền 2 - 3 đơn vị máu /lần, 4 - 6 lần /năm, bệnh nặng phải truyền 1 lần/tháng. ước tính lượng máu cần truyền riêng cho các bệnh nhi thalassemia chiếm khoảng 50% tổng lượng máu khoa cần. Khánh kiệt kinh tế, suy sụp tinh thần là hoàn cảnh của những gia đình có con mắc bệnh thalassemia. Vì vậy, mỗi khi có đoàn từ thiện, các bác sĩ đều ưu tiên cho các bé. Nhưng điều thôi thúc nhất là phải tìm giải pháp để không còn những đứa bé bất hạnh như vậy ra đời. Do đó, từ năm 2009, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tích cực phối hợp với Tổng cục DS /KHHGĐ, Bệnh viện Nhi T.Ư triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia tại 3 xã: Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Nam Thượng (Kim Bôi). Đến năm 2013, mô hình đã được triển khai đến 100% xã trong tỉnh. Bệnh viện hiện đang nỗ lực để thành lập Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán bệnh thalassemia nhằm đẩy mạnh các hoạt động giảm tỷ lệ mắc mới tại cộng đồng, bệnh nhân không phải lên tuyến trên. Bệnh viện đã làm được các kỹ thuật: tổng phân tích tế màu máu, huyết đồ, tủy đồ, sức bền hồng cầu, sinh hóa máu. Kỹ thuật điện di huyết sắc tố đã có máy, cán bộ đảm nhiệm được và chỉ còn chờ phê duyệt giá BHYT.

 

Bệnh thalassemia đang tiềm ẩn khá lớn trong cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Đây là một trong những bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số với tỷ lệ người mang gen bệnh khoảng 22 - 23% dân số, cá biệt có nơi cao như huyện Mai Châu 28,2%. Để tăng cường các biện pháp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia, UBND tỉnh đã có Chỉ thị số 15, ngày 11/10/2012. Theo đó, yêu cầu các địa phương, đơn vị chức năng tăng cường tuyên truyền; nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải pháp chủ động phòng tránh bệnh và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài. Đến năm 2015, tổ chức lấy máu, xét nghiệm phát hiện gen bệnh, tư vấn cho các đối tượng có nhu cầu và 80% phụ nữ có thai và duy trì trong những năm tiếp theo. Từ năm 2016 triển khai xét nghiệm, tư vấn, sàng lọc trước sinh bệnh tại địa phương.

 

Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ tỉnh Nguyễn Thị Minh Phương cho biết: Thalassemia là bệnh chưa chữa được nhưng có thể phòng được bằng cách phát hiện người mang gen ẩn và tư vấn trước hôn nhân để nam - nữ mang gen không kết hôn với nhau. Nếu vẫn cứ kết hôn phải sàng lọc trước sinh (tỷ lệ sinh ra trẻ bình thường chiếm xác suất 1/4). Thực hiện mô hình can thiệp giảm thiểu mắc bệnh thalassemia, Chi cục tập trung vào công tác truyền thông với nhiều hình thức: hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt CLB tiền hôn nhân, phương tiện thông tin đại chúng, cung cấp tài liệu cho cộng đồng, tổ chức lấy mẫu máu xét nghiệm... Cùng với sự vào cuộc của cơ quan chức năng, người dân  cần chủ động tìm hiểu, biết cách phòng tránh để bệnh thalassemia và những sợi dây truyền máu không còn trói cuộc cuộc đời những em bé ngây thơ, vô tội.

 

 

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục