Huyện Kim Bôi tổ chức phun tiêu độc, khử trùng ngăn chặn, khống chế lây lan dịch từ xã Cuối Hạ sang các địa bàn khác.

Huyện Kim Bôi tổ chức phun tiêu độc, khử trùng ngăn chặn, khống chế lây lan dịch từ xã Cuối Hạ sang các địa bàn khác.

(HBĐT) - Kể từ đầu tháng 9 đến nay, tại 3 địa phương gồm xã Dân Hòa, Mông Hóa (Kỳ Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi), Tân Vinh, Trường Sơn, Cao Răm, Nhuận Trạch (Lương Sơn) bùng phát dịch tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò. Hậu quả làm hàng trăm con trâu, bò nuôi trong dân bị ốm, chết. Nhiều hộ chăn nuôi điêu đứng bởi với giá trị lên đến vài chục triệu đồng, mỗi con trâu, bò bị chết chẳng khác nào mất cả “đầu cơ nghiệp” đối với nông dân.

 

Có một thực tế là nguyên nhân bùng phát dịch tụ huyết trùng chính từ ý thức, nhận thức của người chăn nuôi bởi những năm qua, tỷ lệ tiêm vắcxin phòng bệnh tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò ở hầu hết các huyện, thành phố đạt rất thấp. Đơn cử như ở vụ xuân – hè vừa rồi, tỷ lệ tiêm mũi tụ huyết trùng của xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) chỉ đạt 11,4%. Đối với huyện Kim Bôi, tỷ lệ tiêm mũi tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò đạt 21%, Lương Sơn đạt 20%, Lạc Thủy đạt 35%, thành phố Hòa Bình đạt 34%. Chị Nguyễn Thị Đào, cán bộ trạm thú y huyện Kỳ Sơn cho biết: Kể cả những xóm xa nhất, thú y viên cũng lặn lội tận nơi để phục vụ nhu cầu tiêm phòng cho gia súc của bà con. Tuy nhiên, không phải hộ chăn nuôi nào cũng có nhận thức đầy đủ, thậm chí nhiều năm nay, ở một số xã như Mông Hóa, Dân Hòa không có nhiều chuyển biến về công tác tiêm phòng. Có hộ chăn nuôi quy mô lớn nhưng chủ quan từ chối tiêm, có hộ được thú y viên đến gặp nhiều lần nhưng lần nào chuồng trại cũng trống trơn bởi lý do trâu, bò đi đồi chưa về.

 

Đáng chú ý, thói quen chăn thả tự do gia súc tồn tại cũng để lại những hệ lụy dịch bệnh, cụ thể như vụ dịch tụ huyết trùng này đều xảy ra ở những nơi có tập quán thả rông trâu, bò. Trong đợt dịch, hộ ông Đinh Xuân Thao ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa thiệt hại nặng nề nhất với 12 con chết do dịch tụ huyết trùng. Ông Thao ân hận: “Giá như gia đình tôi không để đàn trâu đi ăn ở đồi xa trong một thời gian dài. Giá như có sự quản lý, chăm sóc tại chuồng sẽ không để xảy ra sự việc đau xót như này”. Thú y viên của xã cho biết vào đầu tháng 9, khi đi tìm đàn trâu thả rông trên đồi cách xa khu vực chuồng trại đến vài kilômét, gia đình ông Thao phát hiện đàn trâu bệnh đã chết từ trước đó nhiều giờ. Đa số trâu đã trong tình trạng phân hủy và được kiểm tra, xác định nguyên nhân chết do dịch tụ huyết trùng.

 

Đồng chí Phạm Vinh Xương – Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh cho biết: Từ nhiều năm nay, dịch tụ huyết trùng không ghi nhận ở các địa phương trong tỉnh. Việc bùng phát dịch trong năm 2014 có 3 nguyên nhân, trong đó có một phần diễn biến thời tiết phức tạp, mưa nhiều làm mầm bệnh phát tán lây lan thành dịch, các nguyên nhân thuộc về ý thức hộ chăn nuôi là không chấp hành pháp lệnh thú y về tiêm phòng, tỷ lệ tiêm phòng vắcxin tụ huyết trùng thấp trong nhiều năm không đảm bảo hiệu giá miễn dịch cho vật nuôi và tình trạng môi trường chăn nuôi, bãi chăn thả chung dễ tồn tại mầm bệnh lây nhiễm cho trâu, bò. Đợt dịch cũng được đánh giá có độc lực khá cao, gây chết đến 72% trâu, bò mắc bệnh.

 

Qua tổng hợp của các huyện có tổng số 73 con gồm 65 con trâu và 8 con bò bị ốm, 53 con gồm 49 con trâu và 4 con bò bị chết. Số trâu, bò phát hiện chết do dịch tụ huyết trùng được đem chôn hủy để tránh phát tán mầm bệnh. Số trâu, bò bệnh đang được điều trị tích cực bằng thuốc. Nhằm ngăn chặn, không để dịch tiếp tục lây lan ra diện rộng, các huyện, thành phố đang kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn. Sở NN & PTNT vừa ban hành công văn số 984 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch tụ huyết trùng trâu, bò. Theo đó, yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các cơ quan chức năng kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cấp huyện, xã, tổ chức giám sát đến tận hộ chăn nuôi, kiểm soát chặt động vật và các sản phẩm động vật ra, vào địa bàn. Riêng với 3 huyện có dịch triển khai tiêm vắcxin phòng tụ huyết trùng trên đàn trâu, bò, lợn. Về phía người dân cần đưa toàn bộ số trâu, bò thả rông trên đồi, rừng về chăm sóc tại nhà để thuận tiện cho công tác theo dõi và tiêm phòng bổ sung. Lưu ý, không được phép mổ thịt những gia súc bệnh, chết để bán hoặc chia nhau, nghiêm cấm bán những trâu, bò bệnh nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh sang địa phương khác, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phát triển sản xuất, chăn nuôi của tỉnh.

 

 

                                                            

 

                                                                     Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục