Cán bộ, kỹ sư Công ty Thủy điện Hòa Bình thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành tổ máy phát điện an toàn. Ảnh: P.V

Cán bộ, kỹ sư Công ty Thủy điện Hòa Bình thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vận hành tổ máy phát điện an toàn. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, năm 1960, Đảng ta xác định, cùng một lúc, cách mạng Việt Nam phải tiến hành song song hai nhiệm vụ chiến lược: giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta ý thức rõ: Muốn xây dựng CNXH thì “Điện khí hóa” phải đi trước một bước. Để tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của đất nước, kinh nghiệm KH -KT của Liên Xô thì xây dựng thủy điện là phương án kinh tế có khả thi nhất. Chính vì lẽ đó Đảng, Nhà nước đã quan tâm tiến hành điều tra, khảo sát, lập luận chứng kinh tế kỹ thuật tạo tiền để xây dựng công trình.

 

Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Thủy lợi khảo sát, nghiên cứu địa chất toàn bộ lưu vực sông Đà và lựa chọn xây dựng công trình đầu mối thủy lực đầu tiên tại đoạn sông Đà chảy qua (TPHB hiện nay) trong sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Đà.

 

Hiện thực hóa chủ trương đó, vào đúng dịp Quốc khánh 2/9/1971, trên dòng sông Đà, chiếc máy khoan khảo sát địa chất của Liên Xô lắp đặt tại hố khoan số 1 ở lòng sông tuyến đập bắt đầu những mũi khoan đầu tiên, đặt dấu ấn khởi đầu cho ý tưởng chinh phục dòng sông Đà. Năm 1978, Chính phủ phê duyệt Tổng quan sông Đà, quyết định lựa chọn tuyến Hòa Bình dưới mực nước dâng 115 m làm bậc thang 1 xây dựng trước, phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình Thủy điện Hòa Bình, chọn nhà máy thủy điện ngầm. Tháng 7/1979, luận chứng cơ sở kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình do Liên Xô lập được phê duyệt.

 

Đúng 10 giờ ngày 6/11/1979, đồng chí Lê Thanh Nghị, UV Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phát lệnh nổ mìn, khởi công xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, sự kiện đặc biệt quan trọng, cả đất nước dồn lực cho công trường Thủy điện Hòa Bình.

 

Công trình Thủy điện Hòa Bình có công suất 1.920 MW, lượng điện bình quân 9, 5 tỷ/KWh, được coi là công trình thế kỷ của đất nước, lớn bậc nhất Đông Nam Á, là nguồn cấp điện chủ lực, đóng vai trò điều tiết công suất, điện áp và tần số hiệu quả nhất của hệ thống điện Việt Nam thời đó. Công trình thủy điện Hòa Bình được khởi công và triển khai trong đúng thời điểm đất nước vừa kết thúc chiến tranh gặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Mặc khác điều kiện thi công phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật với sức ép tiến độ đặc biệt cao.

 

Được Đảng và Nhà nước xác định có vị trí ưu tiên số một, chỉ đạo các bộ, ngành T.Ư, địa phương tạo điều kiện tốt nhất về nguồn vốn, nhân lực, vật lực tập trung thi công công trình. Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, vì dòng điện của Tổ quốc, hàng chục vạn gia đình các dân tộc trong tỉnh đã hy sinh tài sản, ruộng vườn, vén nhà theo con nước dâng để phục vụ nhiệm vụ thi công công trình Thủy điện Hòa Bình.

 

Hàng vạn thanh niên từ các vùng nông thôn miền Bắc xung phong làm việc tại công trường Thủy điện - Công trường Thanh niên Cộng sản. Trên 500 kỹ sư và trung cấp kỹ thuật vừa tốt nghiệp, 800 chuyên gia là công trình sư, kỹ sư và công nhân lành nghề của Liên Xô được điều động đến công trường. Cán bộ, chiến sỹ, kỹ sư và công nhân lao động cùng chuyên gia nước bạn không quản khó khăn, gian khổ lao động quê mình ba ca, bốn kíp, tất cả “Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, tiến độ thi công không lúc nào bị gián đoạn, những điển hình tiến tiến, những tấm gương tiêu biểu về sự sáng tạo, tinh thần lao động quên mình lan tỏa, tạo nên khí thế ở mỗi mặt trận thi công, chạy đua đào hầm, chạy đua ngăn sông và chống lũ, chạy đua tiến độ phát điện... Môi trường làm việc trên công trường cực kỳ khắc nghiệt. Một chút sơ sẩy, một chút lơ là có thể gây nên hậu quả khôn lường. Lòng quyết tâm cao độ, nghị lực, sự sáng tạo, đồng lòng nhất trí đã làm nên những kỳ tích, biểu tượng của tinh thần, khí thế lao động miệt mài, hăng say, hoàn thành vượt mức bảo đảm chất lượng các mục tiêu cải tạo, chinh phục dòng sông Đà. Trên công trường Thủy điện Hòa Bình nhiều kỷ lục được xác lập. Ngày 12/1/1983, thực hiện ngăn sông Đà đợt 1, ngày 9/1/1986 hoàn thành thi công các công trình đầu mối ngăn sông Đà đợt 2 - đỉnh cao là những nỗ lực thực hiện thắng lợi khẩu hiệu “Cao độ 81 hay là chết” - Cuộc ngăn sông lịch sử chạy đua với nước lũ lớn nhất thế  kỷ XX.

 

Cuối năm 1988, sau 9 năm ròng rã kể từ ngày khởi công, tổ máy số 1 phát điện, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động, cả công trường hân hoan, xúc động, ngập tràn cờ hoa hạnh phúc. Sau đó các tổ máy lần lượt đưa vào phát điện theo đúng kế hoạch đề ra. Ngày 20/12/1994, Nhà máy Thủy điện chính thức khánh thành - một mốc son lịch sử về sự trưởng thành vượt bậc của ngành năng lượng Việt Nam và của ngành điện nói riêng. Công trình Thủy điện Hòa Bình là thành quả của chủ trương đúng đắn thực hiện mục tiêu “điện khí hóa” của Đảng và Nhà nước, thành quả ý chí tinh thần lao động sáng tạo, bền bỉ với nỗ lực cao độ của cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động và đội ngũ chuyên gia nước bạn đã làm nên những mốc son lịch sử mang dấu ấn thời đại. Như lời của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước khẳng định: “Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mãi mãi là biểu tượng lao động sáng tạo của nhân dân ta, tượng trưng cho tình hữu nghị bền vững và sự hợp tác thành công giữa Cộng hòa XHCN Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Nga và các nước cộng hòa khác trong Liên bang Xô Viết trước đây”.

 

 

 

                                                                              Lê Chung

 

 

 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục