Những vườn hoa ôn đới tô điểm thêm cho sự rực rỡ, đổi thay, xinh đẹp của thảo nguyên xanh Mộc Châu.

Những vườn hoa ôn đới tô điểm thêm cho sự rực rỡ, đổi thay, xinh đẹp của thảo nguyên xanh Mộc Châu.

(HBĐT) - Từ thành phố Hòa Bình, vượt qua chặng đường khoảng 120 km, chúng tôi có mặt tại thảo nguyên xanh Mộc Châu. Mọi mệt mỏi trên hành trình tan biến thật nhanh khi mở ra trước mắt chúng tôi những vườn su su trĩu quả, tít tắp đồi chè búp non mơn mởn. Rộn ràng thêm bức tranh trù phú ấy là hàng loạt máy móc nông nghiệp hiện đại như máy cắt cây, máy cày... Được bà con nông dân nơi đây tích cực ứng dụng vào sản xuất. Đi sâu vào lòng thảo nguyên, chúng tôi càng thêm ngỡ ngàng bởi nhiều khách sạn, nhà hàng, nhà riêng mới được xây dựng khang trang; hoạt động kinh doanh, buôn bán, dịch vụ diễn ra sôi động... Mộc Châu đã nỗ lực trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La, một điểm đến đặc biệt hấp dẫn của du khách trên cung đường khám phá Tây Bắc.

 

Kỳ I: Mộc Châu tự tin với mục tiêu trở thành thị xã vào năm 2025

 

Ngày 10/6/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 72/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu để thành lập huyện Vân Hồ. Theo đó, huyện Mộc Châu (cũ) sẽ tách 14/29 xã, thị trấn để thành lập huyện Vân Hồ, huyện Mộc Châu (mới) sau khi điều chỉnh còn lại 15 xã, thị trấn và hơn 104.000 dân với gần 40km đường biên giới. Mộc Châu được xác định là có vị trí đặc biệt quan trọng về cả kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của Sơn La nói riêng, nước ta nói chung.

 

  

Thác Dải Yếm là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn ấn tượng của du khách trên hành trình khám phá Mộc Châu.

 

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế; phát triển nông nghiệp chất lượng cao

 

3 năm liên tục (2012  2014), Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ, dẫn đầu trong trào thi đua yêu nước. Giai đoạn 2010  2015, huyện giữ vững mức tăng trưởng cao với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 13,4%/năm; giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 54,6 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2015, huyện đã thực hiện đạt 4/6 tiêu chí của đô thị loại IV.

 

Đặc biệt, địa phương đã khai thác, phát huy tốt lợi thế từng vùng, tranh thủ được các nguồn lực đầu tư để phát triển toàn diện. ấn tượng hơn cả là vùng dọc quốc lộ 6 và phụ cận đã hình thành được vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến trong chăn nuôi bò sữa, sản xuất chè, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển mạnh; phát huy tốt vai trò là vùng kinh tế động lực thúc đẩy các vùng kinh tế khác. Riêng vùng kinh tế này có tổng giá trị sản xuất chiếm 80% toàn huyện, giá trị sản xuất bình quân đạt 63 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, vùng hồ sông Đà cũng có bước phát triển mạnh ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi đại gia súc và khoanh nuôi bảo vệ rừng. Vùng cao, biên giới được đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bước đầu hình thành một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Sòi Ngọc Cương - Phó Bí thư TT Huyện ủy Mộc Châu khẳng định: Quan điểm lãnh, chỉ đạo của chính quyền huyện Mộc Châu là phát triển kinh tế địa phương với 2 nội dung cốt lõi. Thứ nhất là tiếp tục hình thành rõ nét các vùng kinh tế theo hướng phát huy lợi thế từng vùng, đồng thời có sự tương hỗ, tạo liên kết và thứ hai là phát triển kinh tế theo chiều sâu. Cụ thể là tập trung ứng dụng khoa học - công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản; đầu tư cho du lịch để địa phương trở thành trung tâm du lịch trong Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Hiện thực hóa quan điểm lãnh chỉ đạo đó, thời gian qua, Mộc Châu đã xây dựng, hình thành vùng phát triển rau, hoa chất lượng cao, cây ăn quả ôn đới. Đổi mới cách thức, phương pháp xây dựng mô hình theo hướng cho người dân chủ động lựa chọn mô hình đăng ký với huyện và trên cơ sở đó, huyện sẽ có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ. Kết quả đã phát triển khai được nhiều mô hình mới, hiệu quả kinh tế đạt từ 1 - 1,2 tỷ đồng/ha như: mô hình rau trái vụ (xã Đông Sang), trồng cam (xã Tân Hợp), nuôi vịt cổ xanh (xã Chiềng Khừa, Đông Sang), nuôi cấy đông trùng hạ thảo (thị trấn Nông trường Mộc Châu). Toàn huyện đã xây dựng được 7 điểm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng công nghệ tưới phun nhỏ giọt kết hợp bón phân qua nước, quy mô từ 5  20 ha/điểm.

 

Mộc Châu cũng đã rất chú trọng phát triển vùng nguyên liệu tập trung, thay thế giống cây trồng năng suất thấp, chất lượng thấp bằng các giống cây có năng suất và chất lượng cao; giữ vững tổng diện tích chè trên 1.800ha. Chăn nuôi phát triển toàn diện, tăng cả quy mô và chất lượng với tổng đàn bò sữa gần 17.000 con. Đảm bảo chủ động cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, hiện Mộc Châu đang duy trì hoạt động của 8 dây chuyền chế biến sữa hiện đại, công suất từ 150  200 tấn/ngày; 12 cơ sở chế biến chè, 2 cơ sở chế biến hoa quả, rượu, nước giải khátgóp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện.

Song song với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, Mộc Châu đã và đang tiếp tục đầu tư mạnh cho du lịch  ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo của địa phương.

 

Mộc Châu với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch quốc gia

 

Trong hành trình khám phá Mộc Châu, sau khi hít căng lồng ngực sự trong lành của những cánh đồng xanh bất tận, thả mình giữa vườn hoa tam giác mạch đang rực rỡ ra hoa, điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là thác Dải Yếm nằm trên địa bàn xã Mường Sang. Giữa rừng thông xanh, thác Dải Yếm mềm mại như suối tóc của người thiếu nữ Thái buông lơi làm duyên, làm dáng giữa đất trời. Tự hào với cảnh quan hùng vĩ nơi đây, đồng chí Phó Bí thư TT Huyện ủy chia sẻ: Mộc Châu có những lợi thế vượt trội để phát triển du lịch đó là điều kiện khí hậu lý tưởng cho du lịch nghỉ dưỡng  với nhiệt độ trung bình 20 0 C; văn hóa các dân tộc thiểu số đa dạng, độc đáo; vị trí địa lý thuận lợi trong hành lang Tây Bắc; sản vật phong phú từ thiên nhiên và làng nghề truyền thống. Đặc biệt hơn cả là hình ảnh điểm đến đã hình thành và nổi tiếng từ lâu. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng tạo nên sự phát triển thực sự cho du lịch thì Mộc Châu cần có sự tìm tòi, học hỏi, mạnh dạn đầu tư, tạo nên các sản phẩm du lịch hấp dẫn; phù hợp với nhu cầu du khách.  

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện nay toàn huyện đã có 110 cơ sở lưu trú với trên 1.000 phòng. Năm 2015 ước đón 750.000 lượt khách, doanh thu từ du lịch đạt trên 500 tỷ đồng, tăng bình quân trên 50%/năm.  

Giữ vai trò là trung tâm của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, huyện Mộc Châu đã thực hiện quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch theo hướng hình thành các phân khu du lịch với hệ thống sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Nếu như Khu du lịch rừng thông Bản áng (xã Đông Sang) với đồi thông xanh soi mình xuống hồ nước trong vắt cùng hệ thống nhà hàng, dịch vụ phù hợp với nhu cầu vui chơi, giải trí, thì thác Dải Yếm (xã Mường Sang) với cảnh quan hùng vĩ sẽ đáp ứng tốt nhu cầu thăm quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng cuối tuần. Đi thêm khoảng chừng 30 km nữa, đến với cửa khẩu Lóng Sập, khu trung tâm thương mại cửa khẩu Lóng Sập đang được quy hoạch xây dựng trên diện tích 10 ha để kinh doanh hàng miễn thuế; giới thiệu hàng hóa, sản vật Mộc Châusẽ đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách. Dừng chân tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, du khách có thể ghé thăm Khu du lịch ngũ động Bản ôn với hệ thống ngũ động thiên tạo, khu tâm linh đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng và vãn cảnh của khách thập phương. 

Ngoài ra, Mộc Châu còn là một điểm đến hấp dẫn với hệ thống các điểm du lịch vệ tinh như các bản làng văn hóa dân tộc truyền thống, điểm di tích lịch sử văn hóa, điểm danh thắng và hệ thống suối nước khoáng nóng. Bên cạnh đó là một mảnh đất với đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số truyền thống, Mộc Châu còn mời gọi và hấp dẫn du khách bởi các lễ hội như: ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu (ngày 2/9 hàng năm), lễ hội hết chá, lễ hội cầu mưa, lễ hội nào sống, Ngày hội hái quảvới những nét riêng đặc sắc.

Thể hiện tính nhanh nhạy và chuyên nghiệp trong du lịch, Mộc Châu đã hình thành được các bối cảnh tuyệt đẹp để du khách thỏa sức ghi lại những bức ảnh ấn tượng tại đồi chè trái tim, vườn hoa tam giác mạch, vườn hoa nhiệt đới.và nếu sang xuân sẽ là bạt ngàn các triền đồi hoa mận, hoa đào bung nở.  

Phát huy tốt những tiềm năng sẵn có cùng với hướng đầu tư, quy hoạch hợp lý cho du lịch, Mộc Châu thực sự là một điểm rất đáng dừng chân của du khách trên cung đường khám phá Tây Bắc.

 

                                                                   Dương Liễu

 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục