Những dây điện chồng chéo tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chập, cháy điện ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).

Những dây điện chồng chéo tiềm ẩn nhiều nguy cơ về chập, cháy điện ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn).

(HBĐT) - Đã nhiều năm nay, người dân ở xóm Khoang, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) phải sang xã Phú Lương “cõng” điện về làng. Thế nhưng, do đường dây xa, lại có quá nhiều hộ chung nhau nên ánh điện chỉ lập lè như đom đóm. Đặc biệt, ở xóm nghèo này vẫn còn những hộ bao đời nay chỉ leo lét bên ánh đèn dầu...

 

Xóm Khoang cách trung tâm UBND xã Phúc Tuy chừng 4 km, địa hình chủ yếu là đồi nên giao thông đi lại khá trắc trở, đời sống của bà con vẫn còn nhiều khó khăn. Xóm có 72 hộ, 346 nhân khẩu, 99% là bà con dân tộc Mường, nhiều hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến xóm nghèo này là hình ảnh những cột tre, gỗ chạy xiêu vẹo “cõng” điện về làng và những đường dây chi chít mẩu nối để san sẻ điện. Không náo nhiệt, rộn rã âm thanh của loa đài, ti vi, bao năm nay, xóm Khoang vẫn tĩnh lặng như vậy...

Khoảng 8 giờ 30 phút, chúng tôi vào đến nhà Bí thư Chi bộ Bùi Văn Ẻn và như ông giới thiệu thì đây là khoảng thời gian điện mạnh nhất để có thể bật các thiết bị điện như máy quạt và tivi vì mọi người đều ra đồng đi làm. Ở khoảng thời gian lý tưởng đó dù đã bật số cao nhất nhưng chiếc quạt của gia đình ông Ẻn cũng chỉ quay chậm rãi; còn chiếc ti vi thì “nghe tiếng, không thấy hình” vì phải giảm độ sáng xuống thấp nhất thì mới hoạt động được. Ông Ẻn cho biết: “Vì điện quá yếu nên chúng tôi phải mua nhiều đèn tích điện để buổi tối bật lên ăn cơm và cho các cháu học bài. Còn ti vi, máy quạt mua cũng chỉ để có thôi chứ buổi tối điện như đom đóm đến thắp sáng còn khó, nói gì sử dụng đồ điện”. 

Điện yếu nên không có hộ nào trong xóm đầu tư mua máy xay xát, các hộ muốn xát gạo hay nghiền thức ăn chăn nuôi đều phải ra tận trung tâm xã; ánh điện lập lè gây ảnh hưởng rất nhiều đến thị giác và việc học tập của các em học sinh nơi đây. Dẫu chỉ là “ánh điện đom đóm” nhưng để có ánh sáng đom đóm đó gia đình ông Ẻn và 32 hộ khác đã phải góp số tiền không nhỏ để kéo đường dây khoảng 2,2km từ xóm Trẳm, xã Phú Lương về. Hàng tháng, mỗi hộ phải trả khoảng 100 nghìn đồng tiền điện và hằng năm đều phải đi bảo trì lại đường dây, thay cột nhất là trong thời kỳ mưa bão kéo dài. Nguy cơ xảy ra tai nạn điện cũng là nỗi lo của người dân nơi đây. Hiện, ngoài đường dây của nhóm ông Ẻn, xóm Khoang còn có một đường dây tương tự.

  

Bao năm nay gia đình chị Bùi Thị Tản, khu Rung Hồ - khu tận cùng của xóm Khoang chỉ biết đến ánh đèn dầu.

Thế nhưng, nếu so với gia đình chị Bùi Thị Tản và 4 hộ dân sống ở khu đồi Rung Hồ, khu tận cùng của xóm thì hộ ông Ẻn còn may mắn hơn bởi, các hộ này chưa một lần được ăn cơm dưới ánh điện lưới quốc gia. Con đường mòn trắc trở dẫn vào ngôi nhà sàn tuềnh toàng của chị gia đình chị Tản. Trong căn nhà ấy không có lấy một đồ dùng giá trị, tài sản mà chị “khoe” với chúng tôi chỉ có chiếc đèn dầu và 3 chiếc đèn pin tích điện. Kinh tế khó khăn nên quanh năm hai vợ chồng phải đi làm thuê để nuôi 3 con ăn học. Đó cũng là tình cảnh của gia đình ông Bùi Văn Dư và bà Quách Thị Hường.

Hộ ông Bùi Văn Hiến và Bùi Văn Chục tuy có khá hơn vì 4 năm trước đã mua tua bin về tận dụng nguồn nước ở khe suối làm máy phát điện. Thế nhưng, điện cũng chỉ đủ thắp sáng vào mùa mưa, còn lại trong 4 tháng mùa khô họ lại trở về cảnh đèn dầu. Bà Quách Thị Hiệu, vợ ông Hiến chia sẻ: “Nói là có điện nhưng khi sáng, khi lại lờ mờ, khổ nhất là lũ nhỏ học bài, chỉ lo ảnh hưởng đến mắt chúng nó thôi. Nhiều hôm đi làm về đã 8 giờ tối, chỉ ước có điện lưới để mua nồi cơm điện cắm cho nhanh, chứ đun củi lâu lắm”. Đó cũng là niềm mong ước của những người dân xóm nghèo này.

Đồng chí Bùi Việt Chinh, Chủ tịch UBND xã Phúc Tuy cho biết: Tình trạng không có điện đảm bảo cho sinh hoạt cuộc sống là nỗi trăn trở của địa phương trong nhiều năm qua. Sau nhiều lần kiến nghị, được sự quan tâm của các cấp, vừa rồi có 3 xóm, gồm: Cọ, Bạ và Chiềng đã có điện đến tận các hộ trong xóm. Tuy nhiên, nguồn kinh phí có hạn nên xóm Khoang chưa nằm trong diện được hưởng lợi. Rất mong các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư để người dân xóm Khoang sớm được hưởng ánh điện lưới quốc gia và từng bước cải thiện đời sống.       

                 

 

                                                                                   Viết Đào

 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục