Đất và tài sản trên đất của gia đình ông Bùi Văn Chính  ở xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc)  được chuyển nhượng khi không có mặt ông.

Đất và tài sản trên đất của gia đình ông Bùi Văn Chính ở xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) được chuyển nhượng khi không có mặt ông.

(HBĐT) - Từ việc cho vay nợ rồi sang tên quyền sở hữu mảnh đất hơn 2.000 m2 tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc). Sự việc diễn ra bình thường theo Luật Đất đai nhưng phía sau là sự tiếp tay từ những cán bộ cơ sở vi phạm luật pháp.

 

Từ một bản án dân sự sơ thẩm

 

Theo Bản án số 02/2015/DS-ST của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tân Lạc, gia đình ông Bùi Văn Chính và bà Bùi Thị Hương có một thửa đất tại xóm Ải, xã Phong Phú được UBND huyện Tân Lạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) số B386156, ngày 14/2/2001 với  tổng diện tích 2.000 m2 (gồm 400 m2 đất ở và 1.600 m2 đất vườn). Năm 2013, vợ chồng ông Chính có khoản vay Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Tân Lạc 500 triệu đồng đến hạn trả vào tháng 9/2013. Vì thế, ông Chính hỏi vay ông Phạm Huy Nam ở khu 2, thị trấn Mường Khến số tiền trên. Do trước đó ông Chính đã vay tiền của ông Nam và còn nợ 258 triệu đồng nên ông Nam không cho vay thêm nữa. Vì vậy, ông Chính và bà Hương phải chuyển nhượng QSDĐ và tài sản trên đất cho ông Nam. Sau khi chuyển nhượng, ông Nam đã làm các thủ tục sang tên.

 

Ngày 28/10/2015, TAND huyện Tân Lạc đã xét xử vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất giữa ông Phạm Huy Nam và ông Bùi Văn Chính, bà Bùi Thị Hương. Theo đó, Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Huy Nam và buộc ông Bùi Văn Chính, bà Bùi Thị Hương chuyển giao cho ông Phạm Huy Nam toàn bộ đất và nhà đang ở tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

 

Đến nhiều việc cần làm rõ

 

Sau khi TAND huyện Tân Lạc xét xử sơ thẩm, ông Chính tiếp tục kháng cáo lên các cấp chính quyền bởi nhiều khuất tất trong việc chuyển nhượng. Theo ông Chính, ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú và ông Phạm Huy Nam đã ký hợp đồng chuyển nhượng “chui” không có mặt vợ chồng ông. Trong Bản hợp đồng số 261/2013, quyển số 01/2012 của UBND xã Phong Phú về chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất do ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã ký xác nhận: “Các bên giao dịch đã ký kết hợp đồng trước sự có mặt của tôi và đồng ý toàn bộ nội dung được ký kết trong hợp đồng này”. Nhận được đơn, thư công dân, UBND huyện Tân Lạc giao cho Phòng Tư pháp huyện làm việc với các bên liên quan. Tại buổi làm việc, ông Bình công nhận “Lúc ký chứng thực không có mặt ông Chính và bà Hương” và UBND huyện khẳng định tại Công văn số 582/UBND-NC về việc trả lời đơn đề nghị của công dân thì việc ký chứng thực này đã vi phạm khoản 1, Điều 11, Nghị định số 75/2000/ NĐ-CP “Việc ký, điểm chỉ của người yêu cầu công chứng, chứng thực phải được thực hiện trước mặt người thực hiện công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

 

Ông Bùi Văn Hiến, Trưởng Phòng Công chứng số 1, Sở Tư pháp cho biết: Việc ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đất mà không có bên chuyển nhượng là sai quy định về Luật Công chứng. Các thành viên trong gia đình từ 15 tuổi trở lên được ký vào giấy chuyển nhượng. Nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng không có chữ ký của cháu Bùi Văn Kiên, sinh năm 1996 (thời điểm đó 17 tuổi) con trai ông bà Chính, Hương. Theo quy định về công chứng thì bản hợp đồng phải có ký nháy vào hầu hết các trang. Tuy nhiên, bản hợp đồng này không làm như vậy. Chứng tỏ đây là dấu hiệu sai phạm và ép buộc từ những người làm công chứng.

 

Ngày 16/3/2016, TAND tỉnh mở phiên tòa phúc thẩm do các bên liên quan kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND huyện Tân Lạc. Qua chứng cứ lời khai các bên cho thấy: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất giữa ông Nam và vợ chồng ông Chính, bà Hương đã vi phạm về hình thức: chỉ có một bên trực tiếp tham gia chuyển nhượng. Về nội dung ông Chính được cấp 2.000 m2 đất số 000239/ QSDĐ-TL do UBND huyện Tân Lạc cấp ngày 14/2/ 2001, song ông Chính, bà Hương lại thỏa thuận bán cho ông Nam 2.200 m2. Biên bản xác định mốc giới tại UBND xã Phong Phú có diện tích 2.200 m2. Nhưng tại biên bản thẩm định hồ sơ về việc chuyển nhượng QSDĐ lập ngày 10/9/2013 và UBND huyện Tân Lạc cấp giấy chứng nhận QSDĐ là 2.349 m2 đất. Sự bất cập về diện tích đất chuyển nhượng giữa 2 bên không được phân tích làm rõ chứng tỏ đã vi phạm các quy định về Luật Đất đai, vi phạm nguyên tắc hợp đồng dân sự. Một thiếu sót nữa trong chuyển nhượng QSDĐ là không xác định mốc giới và đo đạc diện tích đất không có các hộ liền kề. Như vậy, có thể khẳng định, việc chuyển nhượng QSDĐ ở đây khuất tất từ cấp xã và Văn phòng đăng ký sử dụng đất huyện Tân Lạc. Do vậy, Hội đồng xét xử quyết định hủy Bản án dân sự số 02/2015/DS-ST của TAND huyện Tân Lạc với lý do nhiều sai phạm trong việc xét xử ở cấp sơ thẩm. Chuyển hồ sơ vụ án cho TAND huyện Tân Lạc giải quyết.

 

Luật sư Lỗ Hữu Thạch, đoàn luật sư Hòa Bình cho biết: Vụ việc này sai phạm nghiêm trọng từ công chứng, chứng thực QSDĐ từ cấp xã đến Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp huyện. Dư luận đang cần cơ quan chức năng xử lý nghiêm với những cán bộ làm sai các quy định pháp luật như ông Bùi Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phong Phú và những cán bộ Văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Tân Lạc. Khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật phải hoàn trả bằng tiền.     

 

 

 

                                                               Nhóm P.V 

Các tin khác


Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục