Khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được diễn ra tại Nam Phi, các đại diện đến từ lục địa đen như Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Cameroon, Algeria, đặc biệt là chủ nhà Nam Phi đang đứng trước cơ hội tạo nên những bất ngờ thú vị ở World Cup 2010.

Đây là lần đầu tiên, châu Phi có vinh dự được tổ chức một kỳ World Cup và cũng là lần đầu tiên, lục địa đen có được 6 đại diện góp mặt. Xét về mặt bằng chung so với các đội bóng Nam Mỹ, Châu Âu và Concacaf, châu Phi cũng không thua kém quá nhiều về đẳng cấp, cái họ còn thiếu là kinh nghiệm thi đấu, dù sở hữu nền tảng thể lực dồi dào.
 
 

Drogba là ngôi sao đáng chú ý nhất của châu Phi mùa giải này

 

Tại Hàn Quốc & Nhật Bản cách đây 8 năm, chủ nhà Hàn Quốc đã tạo cơn địa chấn lớn khi hiên ngang vào đến bán kết trong một kỳ World Cup có phần điên rồ và tai tiếng. Nhật Bản dù đã dừng bước ở vòng 1/8 trước Thổ Nhĩ Kỳ, đội bóng xếp hạng 3 chung cuộc nhưng đó cũng là chiến tích lịch sử của đại diện đến từ xứ sở hoa anh đào.

 

Bóng đá châu Phi cũng luôn mang lại nét tươi mới thú vị ở các kỳ World Cup khi Cameroon và Senegal từng lọt vào đến tứ kết (1990, 2002), Nigeria hai lần hiện diện ở vòng 1/8 (1994, 1998) và Ghana (2006).

 

Lần này, World Cup lần thứ 19 được tổ chức ở châu Phi và chắc chắn, chủ nhà Nam Phi có được khá nhiều lợi thế. Từ thành công ở Confederation 2009 (vào đến bán kết), đoàn quân Parreira tràn đầy tự tin sẽ tạo nên bất ngờ ở giải đấu mà họ là chủ nhà, được hưởng mọi ưu thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.

 

Lên thay Johan Santana, Parreira đã khiến lối chơi Bafana Bafana trở nên cân bằng giữa công và thủ. Thủ thành Khune luôn đảm bảo sự an toàn trong khung gỗ, các hậu vệ Moon, Mokoena có nhiều năm chơi bóng cho ĐTQG. Nhạc trưởng Pienaar vẫn là ngôi sao lớn nhất của Nam Phi, bên cạnh những cầu thủ chạy cánh xuất sắc khác như Tshabalala hay Mphela.
 
 

Chủ nhà Nam Phi (xanh) cũng đặt nhiều kỳ vọng ở giải lần này

 

Tuy vậy, bảng đấu với sự hiện diện của Pháp, MexicoUruguay cũng là thử thách không nhỏ với đội chủ nhà. Pháp dù đã suy yếu nhưng vẫn là một đội tuyển giàu truyền thống trong khi Mexico lẫn Uruguay đều thuộc hàng có máu mặt ở bản đồ bóng đá thế giới.

 

Nam Phi được đánh giá là đội bóng có phong cách ngẫu hứng bậc nhất ở lục địa đen, nhưng dần được thực dụng hóa dưới thời Parreira. Cái duyên dành cho các đội chủ nhà sẽ là cơ sở để Nam Phi có được niềm tin vào cơ hội thành công tại giải lần này, dù họ sở hữu một lực lượng không quá mạnh.

 

“Đại bàng xanh” Nigeria cũng đến với World Cup lần này với khao khát thể hiện mình khá mãnh liệt. Trong hai kỳ liên tiếp 1994, 1998, họ đều xuất sắc vượt qua vòng đấu bảng. Cách đây 4 năm, Nigeria lỡ hẹn với ngày hội ở Đức nên trong lần tái xuất này, thầy trò HLV Shaibu Amodu sẽ không được phép để mất mặt.

 

Ngoại trừ Hàn Quốc bị coi là yếu hơn hẳn, Argentina và Hy Lạp đều là đối thủ của “đại bàng xanh” ở vòng bảng năm 1994. Khi đó, Nigeria đã thể hiện một sức mạnh khủng khiếp ở vòng bảng (thua sát nút Argentina, thắng Bungaria, Hy Lạp) và chỉ dừng bước trước Italia của Roberto Baggio.
 
 

Nigeria tái xuất ở một kỳ World Cup sau khi vắng mặt hồi năm 2006

 

So với các kỳ trước Nigeria không còn mạnh như lứa cầu thủ Amokachi, Kanu, Sunday Oliseh, Amunike nhưng đội quân HLV Shaibu Amodu vẫn là đội bóng giàu truyền thống bậc nhất ở châu Phi. Họ vẫn có một lực lượng đồng đều ở cả 3 tuyến với Enyeama ở hàng thủ, siêu sao Mikel khu trung tuyến cùng cặp tiền đạo Uche-Martins. Việc rơi vào bảng đấu không quá mạnh, “Đại bàng xanh” có nhiều lợi thế lớn để tiến vào vòng knock-out.

 

Sau khi lỗi hẹn năm 2006 trên đất Đức, Cameroon đã trở lại đầy mạnh mẽ bằng phong độ tuyệt đối tại vòng loại. Eto’o và các đồng đội đang khao khát được gầm vang như bậc đàn anh với đầu tầu Roger Milla làm nên ở World Cup 1990 tại Italia (lọt vào tứ kết).

 

Chưa khi nào, “sư tử bất khuất” lại sở hữu một lực lượng hùng hậu đến vậy. Trong khung gỗ là “nhện đen” Kameni, hàng thủ với Geremi, R. Song, Ekotto dày dạn kinh nghiệm, tuyến tiền vệ với các siêu sao tài năng như A. Song hay Makoun. Đặc biệt, trong tay HLV Otto Pfister còn có Samuel Eto’o, chân sút 2 năm liên tiếp giành “cú ăn ba” cùng Barca, Inter Milan.

 

Không chỉ sở hữu một lối chơi đầy sức mạnh, Cameroon dưới thời “cáo già” người Đức còn khá lỳ lợm và tinh quái ở các trận đấu lớn. Ở bảng E, ngoài Hà Lan thì nếu chơi đúng sức, Cameroon không việc gì phải e ngại Đan Mạch đã suy yếu cũng như một Nhật Bản bị coi là “lót đường” ở bảng đấu này.
 
 
 

"Sư tử bất khuất" Cameroon đang sở hữu một đội hình khá hùng mạnh

 

Đội bóng được coi là hùng mạnh nhất châu Phi, Bờ Biển Ngà lại đối diện với nhiều khó khăn khi nằm chung bảng G với Brazil và Bồ Đào Nha, hai ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch năm nay, trong khi CHDCND Triều Tiên thì ở một đẳng cấp kém hơn hẳn.

 

Cách đây 4 năm, họ cũng rơi vào bảng tử thần khi thua cả Argentina, Hà Lan và chỉ giành được chiến thắng an ủi trước Serbia & Montenegro (cũ). Nhưng dưới sự dẫn dắt của HLV lão làng Sven Goran Eriksson, lại sở hữu nhiều ngôi sao sáng giá như anh em nhà Toure, “Voi rừng” Drogba, Zokora hay Kalou, Bờ Biển Ngà vẫn mơ về cơ hội tạo nên bất ngờ thú vị ở giải lần này.

 

Cơ hội đi tiếp của Ghana cũng khá mong manh dù bảng D với Đức, AustraliaSerbia không hẳn là quá mạnh. Nhưng do thiếu ngôi sao Mikael Essien trong khi đội hình không có nhiều cầu thủ nổi bật (trừ Muntari), khả năng “những ngôi sao đen” tái lặp chiến tích năm 2006 (lọt vào vòng 1/8) là rất thấp.

 

Cuối cùng, Algeria bị coi là đội bóng yếu nhất châu Phi năm nay. Chiến tích đánh bại Ai Cập ở trận play-off có khá nhiều yếu tố may mắn. Việc nằm ở bảng C với Anh, Mỹ và Slovenia (không phải quá mạnh) nhưng với kinh nghiệm non nớt, cơ hội để Algeria tạo nên bất ngờ là điều khó ai dám tin.

 

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Thiếu tá Bùi Văn Hải - Trưởng Ban Quân khí giỏi cấp toàn quân

Những kinh nghiệm, kiến thức thực tế tích lũy trong quá trình công tác được Thiếu tá Bùi Văn Hải, Trưởng Ban Quân khí, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật (Bộ CHQS) tỉnh mang đến hội thi Trưởng Ban Quân khí giỏi toàn quân năm 2023 đã giúp anh đoạt giải nhì tại hội thi.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập tại huyện Lạc Sơn và Đà Bắc

Trong 2 ngày 6 - 7/3, đoàn kiểm tra của Bộ CHQS tỉnh do đại tá Đinh Đình Trường, Phó Ban Thường trực Ban chỉ đạo diễn tập tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác chuẩn bị diễn tập khu vực phòng thủ tại huyện Đà Bắc và Lạc Sơn.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu

Từ ngày 4 - 6/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho các cơ quan, đơn vị. Đại tá Đinh Đình Trường, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo luyện tập.

Huyện Yên Thủy ra quân huấn luyện năm 2024

Ngày 1/3, Ban Chỉ huy quân sự huyện Yên Thủy tổ chức lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên – Tiến lên giành 3 nhất”.

Ra quân huấn luyện và phát động thi đua cao điểm “Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”

Ngày 1/3, Bộ CHQS tỉnh tổ chức Lễ ra quân huấn luyện năm 2024 và phát động đợt thi đua cao điểm với chủ đề "Tiếp bước chiến sỹ Điện Biên - tiến lên giành 3 nhất”. Dự lễ có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh...

Những người lính quân hàm xanh trên đất Mường Thàng

Cho dù mỗi người một quê, thế nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 65 năm (1959 - 2024) đứng chân trên địa bàn huyện Cao Phong, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) công tác tại Kho kỹ thuật tổng hợp 102 (gọi là Kho 102), Cục Kỹ thuật Bộ đội Biên phòng đều coi mình là những người con của vùng đất Mường Thàng. Từ đây họ không ngừng vun đắp, phát huy truyền thống đoàn kết quân - dân bằng những việc làm thiết thực với tình cảm sẻ chia, gắn bó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục