Thiếu tá Đinh Hữu Long.

Thiếu tá Đinh Hữu Long.

(HBĐT) - Có dịp tới công tác tại Công an thành phố Hòa Bình, chúng tôi được nghe câu chuyện về thiếu tá Đinh Hữu Long và hành trình tìm lại người thân cho một gia đình ở tỉnh Thanh Hóa. Thượng tá Nguyễn Cao Tiến – Phó Trưởng Công an thành phố Hòa Bình cho biết: sau hơn 50 năm lặn lội tìm kiếm, cuối cùng họ đã được đoàn tụ trong nước mắt.

 

Trước mặt chúng tôi là thiếu tá Đinh Hữu Long – Đội phó đội CSQLHC về TTXH – Công an thành phố Hòa Bình, nhân vật chính trong câu chuyện. Với vẻ mặt nghiêm nghị, song khi trò chuyện, anh rất cởi mở và khiêm tốn. Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn ghi lại hành trình giúp cho gia đình nọ được đoàn tụ sau hơn nửa thế kỷ xa cách thì anh cho rằng đó chỉ là chuyện bình thường của người chiến sỹ Công an nhân dân.

 

Cuộc gặp gỡ tình cờ bắt đầu từ chuyến nghỉ mát của đơn vị tại bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) vào đầu tháng 5/2011. Qua câu chuyện với người bán hàng, anh biết được chị tên là Nguyễn Thị Trâm, quê ở huyện Nông Cống. Khi biết anh Long là người Hòa Bình, chị Trâm đã tin tưởng và tâm sự với Long về người anh trai của mình đã thất lạc cách đây gần 60 năm. Chị Trâm kể rằng: Vào khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, gia đình chị Trâm phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong cuộc sống. Gia đình chị Trâm có 10 người con, sinh sống tại huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Nhà nghèo lại đông con, bố mẹ Trâm lao động cật lực cũng không đủ khả năng để nuôi các con. Năm 1954, gia đình đã đưa Nguyễn Quang Vinh, mới 3 tuổi vào chiếc quang gánh, sau đó đem cho một gia đình ở huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)... Cũng từ thời gian đó đến nay, gia đình không có bất kỳ thông tin gì về anh Vinh. Nghe câu chuyện về hoàn cảnh gia đình chị Trâm, anh Long hứa với sẽ giúp chị tìm lại người anh trai của mình trong khả năng có thể.

 

Trở về sau chuyến thăm quan, nghỉ mát ở Sầm Sơn, thiếu tá Đinh Hữu Long bắt đầu hành trình đi tìm lại người anh trai của chị Trâm. Tranh thủ những ngày nghỉ, anh cất công lên vào Nhà máy thủy điện Hòa Bình, tìm gặp lại những người công nhân trong giai đoạn thi công Nhà máy thủy điện những năm 80 của thế kỷ trước. Song hầu hết những con người đó đã chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu. Kiên trì tìm kiếm, kết hợp với những mối quan hệ của mình, thiếu tá Đinh Hữu Long đã nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ. Những nỗ lực, cố gắng của anh dần có tín hiệu tích cực. Khoảng 10 ngày sau, có người bạn điện cho anh thông báo, có người tên là Vinh từng làm công nhân tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình, sau đó chuyển sang công tác bên ngành Điện lực. Rất có thể đây chính là người anh cần tìm.

 

Ngay hôm sau, anh đã có mặt tại Công ty  Điện lực Hòa Bình để xác minh. Tại đây, cán bộ phòng Tổ chức cán bộ - công ty Điện lực đang cung cấp cho anh danh tích về 2 người tên là Vinh. Trong số đó có 1 người là Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1951, quê ở Nông Cống – Thanh Hóa, là công nhân xây lắp – Trạm cao thế. Tuy nhiên, anh Vinh đã chết năm 2004 vì bệnh xuất huyết não. Linh tính mách bảo anh rằng, đây chính là người đã thất lạc cách đây hơn nữa thế kỷ. Anh không biết mình nên vui hay nên buồn nữa. Tin này anh có nên báo cho gia đình chị Trâm hay không. Sau một thời gian đắn đó, cân nhắc, anh quyết định gọi điện thông báo cho chị Trâm và gia đình biết.

 

Đón nhận thông tin từ anh Long, chị Nguyễn Thị Trâm đã không giấu nổi xúc động. Chị không thể ngờ rằng, ngày đoàn tụ của anh Vinh và gia đình sau hơn nửa thế kỷ xa cách sẽ như thế này. Vào đầu tháng 7/2011, gia đình chị Trâm đã lặng lẽ thắp nén nhang trên mộ người em, người anh quá cố. Mọi người ôm lấy nhau khóc, giọt nước mắt cay đắng, nghẹn ngào. Họ hẹn nhau, thời gian tới sẽ lên Hòa Bình để đưa anh về quê hương.

 

Người em gái của anh Vinh là Nguyễn Thị Liên, hiện đang sống tại phường Bình An, quận 2 -  thành phố Hồ Chí Minh đã viết thư tới Giám đốc Công an tỉnh cảm ơn lực lượng công an đã giáo dục, rèn luyện anh Long trở thành người công an tốt, luôn tận tụy vì nhân dân phục vụ. Trong thư chị Liên viết: “Bằng tấm lòng chân thành, gia đình tôi xin được cảm ơn anh Long và gia đình, cảm ơn quý lãnh đạo Công an tỉnh Hòa Bình và Công an thành phố Hòa Bình đã đào tạo, rèn luyện anh Long có đức tính tốt đẹp, cao cả như vậy, xứng đáng là người công an nhân dân được mọi người tin yêu”.

 

 

                                                                              Như Hùng

 

Các tin khác


Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục