Anh Sùng A Sía nhận bằng khen của UBND tỉnh tại đại hội biểu dương gia đình, dòng họ hiếu học tỉnh lần thứ nhất.

Anh Sùng A Sía nhận bằng khen của UBND tỉnh tại đại hội biểu dương gia đình, dòng họ hiếu học tỉnh lần thứ nhất.

(HBĐT) - “Mình 15 tuổi mới được đi học lớp 1 (năm 19984) nên khi có con cái, càng thấy rằng: đời mình đã vậy, đời các con phải được học chữ đến nơi, đến chốn. Không thì khổ lắm. Hiện nay, mình làm cán bộ xã rồi cũng cần phải quan tâm, động viên và góp sức vào sự nghiệp giáo dục xã...”. Đó là lời tâm tình của anh Sùng A Sía, xóm Pà Háng Lớn, xã Pà Cò (Mai Châu).

 

Việc học của chàng thiếu niên Sùng A Sía thời đó cũng là câu chuyện dài về cái khó, cái khổ của “sự học” vùng đồng bào Mông Mai Châu. Lớn lên, đến tuổi đi học nhưng việc đi học lại không được chú trọng vì còn phải lên nương trồng ngô, trồng chè...Với anh Sía, dù đi học muộn nhưng đã bỏ qua mặc cảm, kiên trì với từng con chữ, bài toán. Cố học để còn giúp bà con mình, nhất là khi đã là cán bộ xã, việc học của mình được bà con nhìn vào để phấn đấu theo nên anh cũng cố theo học bổ túc THPT ở TTGDTX huyện cùng “bà xã”(chị Giàng Thị Mế) tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của các tổ chức đoàn thể chính trị và TTHTCĐ xã. Học tập suốt đời mà. Sau này, từ chuyện học đời mình, anh Sía đã “không để lịch sử lặp lại” mà đã cho con đi học theo đúng quy định độ tuổi. Không chỉ vậy, anh còn cùng nhiều gia đình bà con Pà Cò xuống thị trấn sửa nhà, thuê nhà cho con trọ học. Anh kể: Con mới vào lớp 1, phải trọ học xa nhà. Nó nhớ mình, mình nhớ nó nhưng không chịu xa con làm sao chúng học hành đến nơi, đến chốn được. Vì thế, anh nhớ, buổi đầu đưa con xuống thị trấn, lúc định lên xe máy về Pà Cò, nhìn ra phía  sau đã thấy đứa con ngồi sẵn, khóc lóc đòi theo. Thế là phải có mẹo “dỗ”: còn đi chợ Mai Châu, lúc về sẽ đón. Rời chỗ ở trọ, phải phóng thẳng về Pà Cò, dùng dằng, chắc lại đón nó về. Thế rồi, tuần nào cũng lên, xuống nào gạo, mèn mén ngô, mắm, muối, quần áo lo cho con theo học ở trường... Thấm thoắt vậy mà đứa bé lẵng nhẵng đòi về nhà bữa đó, nay đã học tập, phấn đấu trở thành chiến sĩ công an. Tấm gương của người anh cả cùng sự động viên, khuyến khích của anh Sía, chị Mế, 2 đứa con sau cũng tiếp bước anh, luôn vươn lên trong học tập. Người con trai thứ 2 (Sùng A Của) cũng nỗ lực học tập, là thành viên đội tuyển trường tham gia kỳ thi học sinh giỏi huyện Mai Châu được học bổng Vừ A Dính. Sau khi thi đỗ vào Học viện an ninh nhân dân (với tổng 17,5 điểm), A Của đã không phụ lòng tin của bố mẹ khi năm học nào cũng được giấy khen của Học viện an ninh nhân dân. Không phải tháng nào cũng gặp con nhưng tuần nào, anh Sía cũng “gặp” con qua điện thoại để nhắc nhở, chỉ dẫn về cuộc sống sinh hoạt, học hành thế nào để bằng bạn bè. Có kiến thức để sau này còn về phục vụ quê hương. Có được đường hướng tốt từ cha mẹ, con út Sùng A Chính (hiện đang học lớp 7, trường dân tộc nội trú liên xã) học hành cũng chẳng thua các anh là bao. Em kể: 2 anh đi công tác, đi học xa nhà nhưng thường xuyên gọi điện về nhắc phải học tập, rèn luyện cho tốt. Có được nguồn động viên đó, 2 năm học gần đây, em đều đạt học sinh tiên tiến...

 

Chia tay, anh Sía nói thêm: Cả nhà mình bây giờ đều đi học. Con dâu của mình cũng đang theo học cao đẳng cộng đồng ở Xuân Mai (Hà Nội). Thế là xã có thêm một phụ nữ người Mông được theo học chuyên nghiệp. Luôn tâm huyết với việc học hành của con cái và sự nghiệp giáo dục xã nên cũng dễ hiểu khi gia đình anh Sía hiến 200 m2 đất cho trường tiểu học xã Pà Cò. Vì vậy, mới đây, tại hội nghị biểu dương gia đình, dòng họ hiếu học, anh Sía đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng gia đình hiếu học giai đoạn 2008-2012./.

 

                                                                              

                                                                                 Bùi Huy

 

Các tin khác


Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục