Phan Thị Thúy Huyền luôn nỗ lực để học tập và làm theo phong cách của Bác Hồ.

Phan Thị Thúy Huyền luôn nỗ lực để học tập và làm theo phong cách của Bác Hồ.

(HBĐT) - “Đi suốt phương trời vẫn nhớ đến quê hương... xúc động bồi hồi Người rơi giọt lệ, thương mái nhà tranh, thương đất mẹ nghèo...” - Thuở còn là học sinh trung học, tôi đã xúc động đến nghẹn lòng mỗi khi nghe câu hát đó. Những vần thơ, điệu nhạc, những trang sử viết về Người đã thấm đẫm tâm hồn tôi, nâng bước tôi đi tới một tương lai rộng mở. Tôi tự hào là người đoạt giải nhất trong cuộc thi, nhưng điều tôi tự hào hơn là đã rèn luyện bản thân sống và làm việc theo phong cách của Người. Phan Thị Thuý Huyền, người đoạt giải nhất cuộc thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của tỉnh - năm 2008” đã giới thiệu về mình bằng những lời bộc bạch chân tình đó.

 

Ở tuổi 37, là Phó Chánh văn phòng Thành ủy, không còn thời gian để dành cho các hoạt động bề nổi, Thúy Huyền thấy mình trở nên thâm trầm, sâu sắc hơn. Tuy đã tiếp nhận công việc mới hơn 2 năm, nhưng cô luôn thấy mình phải học, phải tìm hiểu thật nhiều mới có thể làm tốt được. “Cách nghĩ, cách làm này Huyền đã học từ phong cách sống và làm việc của Bác Hồ đấy”!. Huyền đã chia sẻ với chúng tôi như vậy khi nói về công việc, về phương châm sống của mình.

 

Nhìn lại chặng đường đã đi qua của Thúy Huyền mới thấy hết được những nỗ lực không ngừng nghỉ của con người luôn tràn đầy năng lượng và lòng nhiệt huyết này.

 

Là 1 trong 3 sinh viên đầu tiên cầm tấm bằng cử nhân sư phạm hệ mầm non về tỉnh, Thúy Huyền được phòng GD-ĐT thành phố tiếp nhận và đưa về trường điểm (trường mầm non Đồng Tiến). Công tác ở trường 6 năm với đồng lương ít ỏi của giáo viên hợp đồng Huyền chưa một lần nản chí mà luôn hết mình vì công việc. Yêu nghề, mến trẻ và sẵn sàng cống hiến nên năm học nào, cô giáo Huyền cũng đạt giáo viên giỏi (cao là cấp tỉnh, thấp nhất là cấp trường). Ngoài ra, cô giáo Huyền còn tích cực tham gia các hoạt động công đoàn, Đoàn TN... ở trường và nơi cư trú. Năm 2006 được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường mầm non Đồng Tiến, từ đây, Huyền mới chính thức được vào biên chế. Con nhỏ, chồng công tác ở xa nhưng cô giáo Huyền vẫn nuôi ý chí sẽ tiếp tục học cao hơn nữa để nâng cao kiến thức, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu công việc. Năm 2008, Huyền xin đi học lớp thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục tại Hà Nội. Đi học nhưng vẫn phải hoàn thành công việc được giao. Mỗi tháng 10 ngày, lịch trình của Huyền là 4h sáng lên xe khách Hoà Bình - Mỹ Đình và 5h chiều lên xe đi chiều ngược lại trở về trường duyệt giáo án cho giáo viên và giải quyết một số công việc khác, đến khoảng 21h mới trở về với tổ ấm của mình. Là người vợ, người mẹ trong gia đình và người quản lý ở cơ quan việc sắp xếp công việc, thời gian trong 10 ngày mỗi tháng như vậy không hề đơn giản nhưng Huyền luôn gắng sức để vượt qua.  Tiếp tục câu chuyện về hành trình vươn tới những ước mơ trong sự nghiệp của mình, Thuý Huyền mượn những vần thơ của nhà thơ cách mạng Tố Hữu  “Ta bên Người, Người toả sáng trong ta/Ta bỗng lớn ở bên Người một chút” để bày tỏ: Tôi đã trưởng thành hơn vì đã nỗ lực học tập và làm theo phong cách của Người. Để thể hiện rõ hơn sự am hiểu của mình về chân dung của Bác, Huyền diễn giải: Hẳn mỗi người dân đất Việt khi đã để tâm nghiên cứu tới cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh đều rõ Người có một phong cách sống và làm việc hết sức đặc trưng. Người không phải cố ý sống khác đời để mọi người ca ngợi mà xuất phát từ một triết lý nhân sinh là: lấy khiêm tốn, giản dị làm nền; lấy chừng mực, đức độ làm chuẩn; lấy trong sạch, thanh cao là niềm vui; lấy gắn bó với con người, thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Tôi đã lĩnh hội những triết lý sâu sắc đó của Người để phấn đấu vươn lên, tự làm cho mình tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.

 

Để làm tròn bổn phận, trách nhiệm là Phó chánh Văn phòng  Thành uỷ, Thuý Huyền đã  học theo phong cách của Bác: nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình; đề cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc, nói đi đôi với làm; đoàn kết, gắn bó với đồng nghiệp, trung thành, tận tụy với nhân dân và nêu cao tinh thần gương mẫu trong tập thể... Những nỗ lực đóng góp, cống hiến của Huyền  đã được khi nhận  tấm bằng khen của BCĐ CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh năm 2010. Chuyển sang lĩnh vực công tác mới hơn 2 năm nhưng đến năm 2012, Thuý Huyền đã được cơ quan, đồng nghiệp suy tôn, đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen. âm thầm làm việc và cống hiến, trong mỗi suy nghĩ, hành động của Huyền đều lấp lánh niềm tin với Đảng, với Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

 

 

                                                                                  Thuý Hằng

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục