Mỗi năm gia đình CCB Hoàng Văn Chiến cho xuất chuồng 10 con bê với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng.

Mỗi năm gia đình CCB Hoàng Văn Chiến cho xuất chuồng 10 con bê với tổng trị giá hơn 100 triệu đồng.

(HBĐT) - Sau 4 năm tham gia nghĩa vụ quân sự tại chiến trường biên giới tây nam, năm 1990 CCB Hoàng Văn Chiến ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) trở về quê hương với cơ thể không còn lành lặn nhưng với nghị lực của anh “bộ đội Cụ Hồ”, ông đã không chùn bước trước khó khăn, thách thức, tự mình vươn lên tỏa sáng giữa cuộc sống đời thường.

 

Là thương binh hạng 2/4, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, cuộc sống gia đình khó khăn, vất vả, những vết thương chiến tranh vẫn không ngừng hành hạ ông. Những mảnh đạn trong cơ thể thường tái phát đau đớn như muốn đánh ngục cuộc sống hiện tại, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, trong cuộc sống... Với tâm huyết và tinh thần của người lính Cụ Hồ, ông Chiến đã không đầu hàng số phận, tiếp tục chiến đấu để xây dựng quê hương trên mảnh đất hoang sơ, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn của gia đình. Năm 1997, sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, thăm quan học tập một số nơi trong và ngoài tỉnh, ông bàn với vợ, con làm đơn xin chính quyền nhận đất đồi để trồng rừng kết hợp với mô hình chăn nuôi. Nhìn 15,88 ha được chính quyền cho khai thác, CCB Hoàng Văn Chiến tự nhủ phải biến khu vực lau sậy, cỏ dại mọc um tùm này thành nơi có giá trị phát triển kinh tế. Bước đầu, chưa có vốn, gia đình ông đã làm thủ tục xin vay vốn của Ngân hàng NN&PTNT huyện 10 triệu đồng cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình và bắt đầu phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo cách vừa làm, vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Những ngày sau đó, một mình ông cần mẫn đào ao, đắp bờ để nuôi thả cá và kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm như lợn, gà, ngan, ngỗng... để lấy ngắn nuôi dài.

 

Khi Nhà nước có chủ trương hỗ trợ giống cây trồng cho người dân, gia đình ông đã mạnh dạn nhận 800 cây luồng và hơn 10.000 cây keo để trồng rừng. Những ngày đầu trồng rừng quả lắm gian nan, ngày nào cũng từ sáng sớm đến tối mịt, ông cùng vợ gánh cây giống, nhờ thêm bạn bè cuốc hố, gánh phân lên đồi trồng cây. Lúc đó, cuộc sống gia đình ông khốn khó trăm bề, vết thương cũ lúc trái gió, trở trời vẫn tái phát nhưng không ngăn được ý chí của người lính Cụ Hồ và lời động viên của Bác “Thương binh tàn, nhưng không phế”. Mặc cho nắng, gió, ông cần mẫn quên đi thương tật cùng vợ con khai phá đất trồng rừng. Mồ hôi của ông và gia đình đổ xuống đã chẳng uổng công. Sau những năm tháng vất vả chăm sóc vườn rừng, sự cần cù vượt khó, dám nghĩ, dám làm của CCB Hoàng Văn Chiến đã được đền đáp, giá trị kinh tế từ chăn nuôi kết hợp trồng rừng cho thấy những kết quả khả quan. Năm 2006, (trừ chi phí), gia đình ông đã thu về gần 300 triệu đồng từ bán sản phẩm keo, luồng. Hiện tại, gia đình đang tiếp tục trồng rừng theo chu kỳ thứ 2 và dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ cho thu hoạch. Nếu theo giá thị trường hiện nay, sau khi thu, gia đình ông sẽ thu về khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra, với số lượng gia súc, gia cầm đang được chăn thả như: 34 con bò, 20 con lợn, hơn 100 con gà, trên 700 m2 mặt nước ao thả cá... hàng năm gia đình ông thu về khoảng gần 200 triệu đồng.

 

Vậy là khát vọng có một trang trại tổng hợp mang lại thu nhập cao của người thương binh hạng 2/4 Hoàng Văn Chiến đã trở thành hiện thực. Nói về những ngày đầu trồng rừng, ông bộc bạch: Là người lính xuất ngũ, về lại quê nhà, nhận thấy nhiều diện tích đồi rừng bỏ hoang, lãng phí, trong khi đầu ra của thị trường gỗ nguyên liệu lại rất thuận lợi, tôi tự nhủ rằng mình cần phải chọn nghề trồng rừng để phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, vào thời điểm đó, Nhà nước đang có chủ trương phát triển trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để phát triển mô hình trồng rừng kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm nên tôi càng quyết tâm đánh thức vùng đất trống, đồi núi trọc ở quê mình, biến nó thành những khu rừng có giá trị kinh tế cao.

 

Không chỉ giỏi trong phát triển kinh tế gia đình, người thương binh, CCB Hoàng Văn Chiến còn tham gia nhiều công việc xã hội như: nhiều năm làm Bí thư đoàn xã kiêm đội trưởng đội sản xuất, sau đó là Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, đến năm 1994 là đảng ủy viên và đại biểu HĐND xã, từ năm 2007 đến nay là Chủ tịch Hội CCB xã. Ở cương vị nào, ông cũng luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, được dân mến, Đảng, chính quyền và các đoàn thể tin tưởng.

 

                                                                                     

 

                                                        Hoàng Huy

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục