(HBĐT) - Hà Thị Huyền (ảnh), lớp 6A, trường THCS thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) trông chững chạc hơn các bạn cùng trang lứa. Ẩn trong đôi mắt đượm buồn và dáng hình gầy gò của em toát lên nghị lực vượt khó mạnh mẽ.

 

Huyền sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp ở xóm Tân Thịnh, xã Yên Lạc (Yên Thủy). Gia đình tuy nghèo nhưng hạnh phúc. Cuộc sống trôi đi bình yên, ngọt ngào đến năm 2002, thời điểm em ra đời. Những tưởng có thêm cô con gái thứ hai sẽ tô thêm nụ cười cho cha mẹ. Nhưng sau khi sinh Huyền được 4 tháng, bố em mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có tiền để cứu chữa và bố Huyền đã qua đời để lại cho người vợ hai đứa con thơ dại. Nỗi đau có lúc đã làm người mẹ trẻ ngã quỵ nhưng vì con và được sự động viên của họ hàng, làng xóm, chị đã gượng dậy. Nhưng rồi, số phận nghiệt ngã lại ập xuống, năm 2007, mẹ Huyền tiếp tục lâm bệnh và qua đời, bỏ lại hai chị em bơ vơ. Khi đó, chị gái của Huyền là Hà Thị My 11 tuổi, còn em 5 tuổi. 

"Không nơi nương tựa, hai chị em phải dựa vào ông cậu (em của bà ngoại). Trong nhà không có gì đáng giá, đến giường nằm cũng không có, hàng ngày hai chị em phải làm đủ mọi việc để có cái ăn. Sau giờ học, chúng em trồng rau, nuôi gà, làm vườn và đi cấy, làm cỏ, trồng lạc, ngô thuê. Đi làm về người mệt nhoài, mắt díp vào nhưng nhiều lúc không tài nào chợp được mắt, hai chị em lại ôm nhau khóc. Những lúc đó, cái đầu non nớt của em đã bắt đầu mường tượng được sự cần thiết của việc học. Nhưng rồi hoàn cảnh gia đình thiệt thòi, có lúc không đủ tiền đóng học, em từng có ý định bỏ học. Chính trong lúc khó khăn đó, chúng em nhận được sự giúp đỡ của Đảng ủy, UBND xã và các ngành, đoàn thể, nhân dân trong xóm, nhất là Ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em xã. Chúng em đã được hỗ trợ mua giường, chiếu, chăn, màn, quần, áo. Hội CTĐ huyện mua cho sách, vở, hỗ trợ kinh phí để hai chị em vẫn tiếp tục được đến trường. Cháu đã hiểu ra rằng, không có học thì không làm nên được gì và cũng không có cơ may để thay đổi cuộc sống hiện tại. Vì vậy, cháu đã vượt qua những thiếu thốn về vật chất, tinh thần, dồn hết tâm trí vào những trang sách, lời giảng của cô giáo” - Hà Thị Huyền chia sẻ.

 

Với những nỗ lực trong học tập, nhiều năm, Huyền là học sinh tiên tiến, học sinh giỏi của xã, huyện. Huyền là một trong 20 người tàn tật, trẻ mồ côi tiêu biểu được Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh biểu dương có tinh thần vượt khó. Dẫu còn những khó khăn nhưng được sự sẻ chia, giúp đỡ của cộng đồng, Huyền đã vượt lên số phận. Cuộc sống của hai chị em ngày càng khá hơn. Huyền mong ước được tiếp tục học tập và trở thành kỹ sư nông nghiệp để có thể tự nuôi sống bản thân và góp sức nhỏ bé xây dựng quê hương.

 

 

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục