Ngoài bốc thuốc chữa bệnh bà Thảo còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.

Ngoài bốc thuốc chữa bệnh bà Thảo còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.

(HBĐT) - Từ bốn đời nay gia đình bà Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn làm nghề bốc thuốc nam. Ban đầu là những bài thuốc do cụ nội của bà Thảo trong quá trình bốc thuốc cho các bệnh nhân đã tự mày mò nghiên cứu ra.

 

Nhưng để bài thuốc này phát huy hết công dụng, phải nhắc đến công lao của ông nội bà Thảo là cụ Trần Văn Lẫm đã sáng tạo thêm từ những kinh nghiệm cha mình để lại. Trước khi mất cụ đã kịp truyền lại bài thuốc bí truyền này cho cha bà là lương y Trần Trường Sơn. Khi lớn lên, thấy bà có năng khiếu lại ham thích nghề này cha bà đã phá lệ mà truyền lại cho con gái. Dù là bài thuốc gia truyền nhưng bà Thảo cũng không hề ngần ngại mà chia sẻ với khách về phương pháp chữa bệnh của mình. Bởi bà cho rằng: Chữa bệnh để giúp đời, giúp người chứ không phải để kinh doanh vụ lợi. Nếu người thầy thuốc đặt đồng tiền lên trên tất cả thì khó chữa nổi bệnh và bệnh nhân chỉ đến một lần.

 

Bà Thảo cho hay: Những cây thuốc này được mọc hoang trong rừng nên thường xuyên chịu đựng thời tiết khắc nghiệt để tồn tại vì trong các thân, rễ cây rừng đó có kháng chất. Việc sử dụng các loại cây rừng vào các thang thuốc cũng là một cách chiết xuất những kháng chất bổ sung cho cơ thể người chống lại bệnh tật. Xung quanh chúng ta là một rừng thuốc và việc sử dụng rừng thuốc đó để chữa bệnh là cái tài, cái duyên của người thầy thuốc. Để chữa được bệnh thì người thầy thuốc phải xác định rõ bệnh nhân mắc bệnh gì, mức độ mắc bệnh ra sao để có cách chữa bệnh tùy cơ địa và mức độ bệnh nặng nhẹ của từng người. Mỗi thang thuốc có tác dụng khác nhau qua các chu kỳ chữa bệnh.

 

Với cách chữa tận tình, trị bệnh tận gốc nên nhiều năm nay bà Thảo đã được nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh biết đến. Nhiều người ở xa đến khám một lần rồi bà tự gửi thuốc. Trung bình mỗi năm bà khám, chữa, bốc thuốc từ 400-500 bệnh nhân chủ yếu là bệnh vô sinh và thấp khớp. Anh Trần Văn Quyền, 35 tuổi, ở đội 4, xã Đồng Luận, Thanh Thuỷ, Phú Thọ cho biết: Trước đây vợ chồng tôi lấy nhau đã lâu nhưng không có con. Đi chữa mãi cũng không được. Lúc đó gặp bà Thảo thì gia đình tôi kinh tế cũng đã kiệt quệ. Nhờ có bà giúp đỡ tiền thuốc nên tôi chữa khỏi bệnh. Giờ cả nhà tôi coi lang y Thảo như người mẹ sinh ra lần thứ hai.

 

Anh Bùi Văn Sơn ở xã Tân Minh, huyện Đà Bắc cho biết: Hai năm trước tôi cũng bị thấp khớp năng không đi lại được. Gia đình tôi xuống tận nhà bà Thảo để chữa. Do bệnh nặng khó khăn trong việc đi lại nên tôi ở lại già đình bà Thảo. Dù biết tôi khó khăn về kinh tế nhưng bà đã tận tình chữa bệnh, tạo điều kiện ăn ở sinh hoạt như trong gia đình. Tôi mong muốn đất nước mình có nhiều thầy thuốc tốt như thế.

 

 

 

 

 

                                                                                   Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi ong và trồng bưởi đỏ

Tận dụng lợi thế đồi rừng, những năm qua, nông dân xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đẩy mạnh phát triển kinh tế, trong đó có nghề nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là gia đình anh Bùi Văn Liêm ở xóm Cú. Với ưu thế nhà gần rừng có nhiều loại cây và các loại hoa rừng, tốt cho việc nuôi ong, anh Liêm đã tìm tòi, học hỏi qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hộ nuôi ong trong vùng, từ đó đầu tư trên 50 tổ ong nuôi lấy mật.

Khởi nghiệp từ đặc sản quê hương

Nhận thấy quê hương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, anh Hà Công Hưng, Phó Bí thư Đoàn xã Mai Hịch (Mai Châu) bắt tay vào làm sản phẩm thịt gác bếp với mong muốn mang đặc sản của quê hương đến với du khách trong nước và quốc tế.

Bùi Đình Văn - gương sáng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, phong trào đoàn viên, thanh niên vượt khó làm kinh tế được tuổi trẻ xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc tích cực hưởng ứng. Ngày càng có nhiều đoàn viên, thanh niên bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của huyện.

Người phát triển nghề mây tre đan trên quê hương Mường Động

Từ một phụ nữ thuần nông, chị Nguyễn Thị Nhung ở xóm Quê Rù, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) mạnh dạn về xuôi tìm hiểu và theo học làm mây tre đan với mong muốn chuyển đổi nghề, từng bước cải thiện sinh kế. Sau nhiều nỗ lực, chị trở thành người có tay nghề vững, được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) huyện mời về làm giáo viên thỉnh giảng. Quá trình giảng dạy chị vừa truyền nghề, vừa đứng ra làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho học viên.

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Bà Nguyễn Thị Nụ ở tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) được biết đến là người phụ nữ giản dị, giàu lòng nhân ái. Mặc dù kinh tế gia đình không dư giả nhưng với gần 10 năm làm công tác thiện nguyện cũng đủ nói lên tấm lòng nhân ái, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn của bà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục