Trung tá Hà Công Ử kiểm tra súng của người dân giao nộp.

Trung tá Hà Công Ử kiểm tra súng của người dân giao nộp.

(HBĐT) - Trong đời sống tâm linh đồng bào Thái có cây kiếm thờ là vật “hội tụ” linh hồn ông bà tổ tiên. Với đồng bào dân tộc Mông và một số dân tộc sống gần rừng, khẩu súng săn, con dao quắm là những vật “bất ly thân” từ nhiều đời nay. Họ dùng để bắn báo hiệu, vì nhà nọ với nhà kia cách nhau cả quả đồi. Họ dùng để bắn trong đám ma, đuổi ma tà, đưa linh hồn người chết siêu thoát.

 

Họ dùng để đi rừng, kiếm sống và tự vệ. Chính những khẩu súng khi được sử dụng bừa bãi đã gieo nỗi đau cho nhiều gia đình. Theo thống kê của Công an huyện Mai Châu, từ năm 1996 đến nay, toàn huyện đã xảy ra hàng chục vụ đi săn bắn nhầm người và dùng súng tự chế (súng kíp) để giải quyết mâu thuẫn. Ngần ấy vụ bắn nhầm cùng đồng nghĩa với ngần ấy số người chết và bị thương. Nếu tính chung số vụ đi săn mà bắn nhầm nhau trên địa bàn toàn tỉnh còn hơn. Có nhiều vụ xảy ra rất thương tâm và đau xót như con bắn nhầm cha, anh bắn nhầm em, bạn săn bắn nhầm nhau...

Trung tá Hà Công Ử, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an huyện Mai Châu cho rằng: Công tác vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ phải được thực hiện có lộ trình, triệt để, không nóng vội và quyết tâm chính trị cao. Trước hết phải làm tốt tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng súng trong dân cư. Khi người dân đã thấm, đã hiểu, họ sẽ tự nguyện giao nộp. Phòng quan trọng hơn chống, tuyên truyền, vận động quan trọng hơn cưỡng chế - Trung tá Hà Công Ử nhấn mạnh.

Trung tá Hà Công Ử đã tham mưu cho các cấp, ngành của huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh số 16 của ủy ban Thường vụ QH, Nghị định 47 của Chính phủ, Đề án 1081 của UBND tỉnh, tổ chức vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Anh biết rằng, việc thay đổi thói quen vốn ăn sâu vào tiềm thức nhân dân không thể là chuyện một sớm, một chiều, anh đã nhiều lần xuống cơ sở, thực hiện “4 cùng” với nhân dân để tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức pháp luật. Anh đến tận bản làng, gặp gỡ từng người dân để tuyên truyền, giải thích vềõ tác hại của việc sử dụng súng tự chế. Thời gian đầu, việc tiếp cận các hộ gia đình gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Không nản chí, anh và các đồng đội kiên trì vận động, thuyết phục. Anh tin rằng, người dân sẽ hiểu và chấp hành nghiêm túc. Anh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền kéo các đoàn thể quần chúng vào cuộc, tham gia tuyên truyền, vận động. Sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp tuyên truyền như: thông qua các cuộc họp dân, họp ổ nhà, dòng họ, hoạt động văn nghệ, thể thao và tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của địa phương. Sau khoảng 3 tháng tuyên truyền, vận động, các anh đón nhận tín hiệu tích cực từ nhân dân. Từ các thôn, bản lác đác một số người dân mang súng đến UBND xã tự nguyện giao nộp.

Với người dân tộc, những già làng, trưởng bản, thầy mo, thầy cúng, người có uy tín trong cộng đồng có tiếng nói quyết định tới các việc lớn, bé trong bản. Tiếng nói của họ có giá trị hơn hàng chục buổi tuyên truyền, vận động theo phương thức truyền thống. Nắm bắt điều đó, anh đã tranh thủ người có uy tín để tuyên truyền, vận động con cháu tự nguyện giao nộp súng. ông Sùng A Giống, Sùng A Xa, Sùng A Dễ ở xã Pà Cò, Vàng A Tình ở xã Hang Kia là những người có uy tín điển hình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí ở bản Mông.

Trung tá Hà Công Ử chia sẻ: Bây giờ để tìm thấy một cây súng treo trên vách nhà làm kỷ niệm ở huyện Mai Châu là chuyện hiếm hoi, nói gì đến chuyện vào rừng như trước nữa. Thay đổi này có được là nhờ sự vào cuộc tích cực của cơ quan chức năng cùng các ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương. Trong thành công đó có sự đóng góp âm thầm, hiệu quả của trung tá Hà Công Ử, người con của núi rừng Mai Châu.

 

                                                               

 

 

                                                                        Như Hùng (TTV)

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục