Vợ chồng thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) phát triển nghề chẻ tăm ổn định cuộc sống gia đình.

Vợ chồng thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, tổ 26, phường Đồng Tiến (thành phố Hòa Bình) phát triển nghề chẻ tăm ổn định cuộc sống gia đình.

(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi có dịp đến thăm thương binh Nguyễn Ngọc Tuấn, trú tại tổ 26, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình), nghe ông kể về một thời hoa lửa thời kỳ mà giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Về với cuộc sống đời thường, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Tuấn luôn phát huy truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, khắc phục mọi khó khăn, gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động của địa phương.

 

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà nhỏ ven quốc lộ 6, những kỷ niệm thời kỳ quân ngũ được vợ chồng ông cùng nhau kể lại như lật lại những trang nhật của cuộc đời không thể nào quên. Ngày 29/5/1972, chàng trai trẻ Nguyễn Ngọc Tuấn ở thị trấn Suối Rút (Đà Bắc) lúc đó chưa đầy 20 tuổi tình nguyện lên đường nhập ngũ vào Tiểu đoàn 687, Trung đoàn 1 trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 3. ông Tuấn kể: Sau khi huấn luyện tăng tốc chưa được 1 tháng, tôi và đồng đội nhận lệnh đi B vào chiến trường miền Đông. Sau gần 6 tháng hành quân, chúng tôi mới vào đến chiến trường. Lúc đó, chiến trường rất ác liệt, tham chiến được 1 thời gian là ký Hiệp định Pari, ngừng tiếng súng trong vòng 1 tháng. Tiếp đó, tôi là bộ binh tiếp tục chiến đấu qua nhiều trận đánh. Vào trận đánh tháng 9/1974, cả tiểu đoàn còn 8 người, giằng co với địch để giữ trận địa đến ngày thứ 6 thì mất. Tôi bị thương nặng ở đầu, bụng, lưng, chân với hơn 30 mảnh đạn nhỏ to và bị địch bắt ở trận địa Bến Cát- Bình Dương. Lúc đó, tôi bị thương nặng bất tỉnh địch thấy tôi còn sống đưa về Bình Dương. Địch tra tấn dã man, ép chiêu hồi nhưng tôi và đồng đội chỉ chấp nhận làm tù binh, đòi trao trả về mặt trận dân tộc. Không ép được chúng tôi, địch đưa về trại giam Cần Thơ. Đến cuối năm 1974, nghe tin Dương Văn Minh đầu hàng, Ngụy rệu rã, tôi và đồng đội ép trưởng trại giam Cần Thơ mở kho súng, đạn, phá nhà tù và chiếm hầu hết những cơ quan chủ chốt ở Cần Thơ. Lúc đó, lực lượng Quân khu 9 tiếp quản Cần Thơ. Sau đó, chúng tôi về lại đơn vị cũ - Sư đoàn 9.  

Theo ông Tuấn, từ cuối năm 1974, gia đình đã nhận được báo tử của ông. Đến năm 1977, khi thấy ông trở về, người thân, bạn bè mừng vui khôn tả. Phục viên về địa phương, ông tham gia làm Bí thư Đoàn xã, ban chủ nhiệm HTX. Sau này, xây dựng thuỷ điện Hòa Bình, ông xây dựng kinh tế ở thị trấn Suối Rút- Mai Châu. Đến năm 1979, ông mới xây dựng gia đình. Đến năm 1983, gia đình ông chuyển xuống Kỳ Sơn phát triển kinh tế. Năm 1987 chuyển về phường Đồng Tiến. Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, gia đình ông bắt đầu bằng nghề chẻ tăm, mây - tre đan, rồi chẻ tăm xỉa. Sau này vợ chồng ông dạy nghề chẻ tăm, bao tiêu sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động ở xã Hiền Lương (Đà Bắc); xóm Máy, xã Hòa Bình, xã Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong)  ông Tuấn cho rằng, chẻ tăm không phải là nghề làm giàu nhưng ông vui vì đã tạo việc làm, tăng thu nhập lúc nông nhàn, rảnh rỗi bằng nguyên liệu sẵn có cho nhiều người dân. Đầu ra tăm sơ chế của gia đình trải khắp các tỉnh miền Bắc. Nhờ nghề tăm mành, cuộc sống gia đình ông đã ổn định.      

ông Tuấn cho biết thêm: Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đối với gia đình người có công. Trước đây, gia đình thiếu vốn, Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi vay vốn phát triển sản xuất. Cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết. Hiện nay, tôi được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ thương binh, da cam, tù đày. Đất nước đã độc lập, dẫu vết thương chiến tranh vẫn đeo đẳng nhưng ông Tuấn vẫn luôn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ vươn lên khẳng định mình, sống và làm việc có ích cho gia đình, xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

                                                                                     PV

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục