Ngoài bốc thuốc chữa bệnh cho nhiều người, bà Triệu Thị Lan còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.

Ngoài bốc thuốc chữa bệnh cho nhiều người, bà Triệu Thị Lan còn thường xuyên giúp đỡ bệnh nhân khó khăn.

(HBĐT) - Ngoài có bài thuốc dân gian của người Dao chữa trị cho nhiều người bệnh vô sinh, trĩ nội, trợ ngoại và dạ dày, bà Triệu Thị Lan ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong là một lang y hay giúp đỡ người bệnh ở xa.

 

Khác với 8 người con trong gia đình, từ bé, bà Lan thường được mẹ cho đi theo hái thuốc trên rừng. Cũng từ những chuyến đi đó, bà đã nhớ rõ từng cây thuốc. Có lần, mẹ bà bảo với các con: “Trong 9 đứa thì mẹ thấy Lan hợp với nghề bốc thuốc, giúp đời, giúp người”. Cũng từ đó, cụ thường xuyên chỉ dạy cho bà Lan công dụng của những loại cây trên rừng và cây ở vườn nhà. Bà bảo: “Với cây thuốc nam, không chỉ cây trên rừng mà những cây ngay trong vườn, có khi cây ngay ở bờ rào cũng là những cây thuốc quý. Quan trọng là người bốc thuốc dùng cây đó như thế nào? Chế biến ra sao? Hầu hết những bệnh về xương khớp, dạ dày, thận, trĩ, vô sinh, bà đều chữa được”.  

Chị Lâm Thị Minh Thu và anh Hà Phân Công ở tổ 1, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lấy nhau được 6 năm không có con. Sau khi đi khám, chị mới biết mình tắc kinh. Được người nhà ở Hòa Bình giới thiệu chị đến bà Lan bốc thuốc uống. Sau vài tháng, chị có bầu. Đến nay, con trai chị đã 4 tuổi thi thoảng cả gia đình lại lên thăm bà Lan và nhận là bà ngoại thứ 2 của cháu. Anh Công cho biết: Tôi đã đi chữa nhiều nơi nên tài chính cũng cạn kiệt. Khi đến bà, Lan coi đây là hy vọng nhỏ nhoi để chữa bệnh. Có lúc vợ, chồng tôi đến nhà bà Lan lấy thuốc thiếu tiền bà cho nợ. Có lúc nằm dưỡng thai, vợ chồng tôi ở lại nhà bà mà không tính toán. Không chỉ có vợ chồng tôi mà nhiều người cũng được bà giúp đỡ như vậy.  

Sau 12 năm anh, Hoàng Văn Hà lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Liên Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) vẫn không có con. Khi đi khám bệnh, bác sĩ kết luận chị bị tắc tử cung khó  có thai được. Cả gia đình đã dốc hết tiền bạc và công sức đi chữa trị nhưng vẫn không được. Tưởng chừng như hết thuốc chữa, anh gặp một người quen giới thiệu đến bà Lan. Anh chia sẻ: Tôi cũng không nghĩ là có thể chữa được vì đi quá nhiều nơi. Thôi thì còn nước còn tát. Sau khi chữa đến tháng thứ 4 thì đã có bầu. Vợ chồng tôi mừng lắm. Có lần tưởng chừng không được tôi gọi điện cho bà Lan lúc 12 giờ đêm. Nghe xong điện thoại không kể đêm hôm bà soi đèn  đi lấy thuốc cho tôi. Gần sáng khi tôi lên đã có thuốc. Nhờ đó, vợ tôi đã sinh được cháu mẹ tròn con vuông. Đến nay, cháu đã được 8 tuổi đang học lớp 3. Thỉnh thoảng tôi vẫn lên thăm bà Lan và gọi bà là mẹ nuôi. Cũng từ đó, tôi giới thiệu cho nhiều người đến chữa khỏi.         

 

                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Nữ đoàn viên công đoàn tâm huyết với nghề giáo

Giản dị, thân thiện và gần gũi… đó là cảm nhận đầu tiên khi trò chuyện với chị Bùi Thị Phương Thảo, giáo viên Trường liên cấp Dạ Hợp (TP Hòa Bình). Là giáo viên trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chị Thảo được đồng nghiệp và học sinh yêu mến không chỉ bởi giỏi về chuyên môn mà còn là đoàn viên sôi nổi, nhiệt tình tham gia các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động.

“Nuôi lợn đất” - mô hình ý nghĩa hỗ trợ hội viên khó khăn

Thời gian qua, mô hình "Nuôi lợn đất” được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Yên Trị (Yên Thủy) triển khai thực hiện hiệu quả, có tính lan tỏa. Mô hình không chỉ tạo được ý thức tiết kiệm, quản lý chi tiêu gia đình trong hội viên phụ nữ mà qua đó khơi dậy tinh thần "tương thân tương ái”, giúp chị em khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Huyện Mai Châu lan tỏa những tấm gương điển hình học tập và làm theo Bác

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thời gian qua, trên địa bàn huyện Mai Châu đã có nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội, QP-AN ở địa phương.

Trưởng Công an xã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” do Bộ Công an, Công an tỉnh phát động, từ năm 2012 đến đầu năm 2024, với vai trò là Đội trưởng Đội Tổng hợp, tôi đã tham mưu Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự (ANTT). Tham mưu, phục vụ tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ Công an về công tác đảm bảo ANTT; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm; nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, thẩm định văn bản phục vụ chỉ đạo của Đảng uỷ, lãnh đạo Công an huyện, Huyện uỷ, UBND huyện. Tháng 2/2024, tôi được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã Bảo Hiệu” - Trung tá Bùi Văn Tuần, Trưởng Công an xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy chia sẻ.

Bí thư chi đoàn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi cá lồng

Qua tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Lân, Bí thư chi đoàn tổ Vôi, phường Thái Bình, TP Hòa Bình đã tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình, trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục