(HBĐT) - Xuôi theo quốc lộ 6 về phía hạ lưu sông Đà, đi hết địa phận thành phố Hoà Bình là huyện Kỳ Sơn, mảnh đất kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Những ngày này, nhân dân các dân tộc trong toàn huyện sôi nổi hoà cùng không khí vui tươi, phấn khởi của nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Tinh thần, ý chí cách mạng sục sôi những ngày kháng chiến năm xưa tiếp tục truyền lửa cho thế hệ người Kỳ Sơn hôm nay trong công cuộc kiến tạo, đổi mới, xây dựng huyện phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

   Nhân dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) trồng mía trên diện tích đất không trồng được lúa, tăng thêm nguồn thu nhập. 

Nằm ở cửa ngõ thành phố Hoà Bình, huyện Kỳ Sơn được xác định là vùng động lực của tỉnh. Đây là lợi thế đồng thời cũng là nhiệm vụ lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện để phát triển huyện xứng tầm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hưởng ứng, đồng lòng của nhân dân đã tạo sự đổi thay về KT-XH của huyện, mang lại diện mạo mới nơi vùng đất hạ lưu sông Đà.

Trong phát triển kinh tế, tận dụng lợi thế vùng động lực, huyện tập trung phát triển mạnh về CN-TTCN. Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, huyện chú trọng phát triển các ngành, nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng, làm chổi chít… Quan tâm tạo mặt bằng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành 2 khu công nghiệp là Mông Hoá, Yên Quang, cụm công nghiệp Trung Mường và một số điểm công nghiệp tại các xã Dân Hoà, Hợp Thịnh. Toàn huyện hiện có 37 dự án đầu tư, trong đó có 18 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 4 dự án du lịch, còn lại là các dự án về dịch vụ thương mại, nông nghiệp, khai thác, chế biến khoáng sản, hạ tầng đô thị, nhà ở… Các dự án triển khai, đi vào hoạt động đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách cho địa phương. Trong 7 tháng năm nay, giá trị sản xuất CN-TTCN của huyện đạt 257,8 tỷ đồng, đạt 54,27% kế hoạch năm, bằng 104,2% so với cùng kỳ. Giá trị dịch vụ, lưu chuyển hàng hóa ước đạt 300,5 tỷ đồng, đạt 57,3% kế hoạch năm. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 17,6 tỉ đồng, bằng 48,9% dự toán giao.

 

Song song với đó, huyện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung canh tác, chăn nuôi các loại cây, con là thế mạnh của địa phương, khai thác có hiệu quả vùng đất được phù sa sông Đà bồi đắp. Dọc tuyến đường liên xã Hợp Thành, Hợp Thịnh, Phú Minh, 3 xã vùng hạ lưu sông Đà nối dài là những cánh đồng bốn mùa phủ màu xanh cây màu. Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng KH-KT, đưa các loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó, nhiều mô hình như thanh long ruột đỏ, trồng bưởi, trồng hoa ly, cánh đồng lúa lớn… đã và đang khẳng định giá trị kinh tế từ sự năng động, nhạy bén của người nông dân.

 

Hôm nay, khắp xóm, làng từ vùng cao đến vùng thấp hay vùng sâu, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng được người dân hưởng ứng mạnh mẽ. Đó là xóm Nội, xã Mông Hoá cơ bản chuyển đổi từ trồng lúa thu nhập thấp sang trồng mía, ngô. Có hộ cho thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm. Đó là người dân xã vùng cao Độc Lập đầu tư trồng bí đỏ, mướp đắng lấy hạt...  Từ thành công bước đầu của mô hình cánh đồng lớn, giảm chi phí đầu tư, tăng giá trị lợi nhuận trên cùng diện tích canh tác, huyện tiếp tục triển khai tại 3 xã Hợp Thành, Dân Hạ, Độc Lập, tạo nền tảng nhân rộng mô hình canh tác khoa học, hiện đại, bền vững, hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn huyện đạt 35 triệu đồng/năm. Toàn huyện còn 7,34% hộ nghèo theo chuẩn đa chiều.

 

Định hướng phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp, dịch vụ, huyện xác định các vùng trọng điểm gồm vùng Phú Cường tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và vùng thị trấn Kỳ Sơn - Dân Hạ - Mông Hóa - Dân Hòa phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch, CN-TTCN. Cùng với đó là 5 khâu đột phá phát triển đồng bộ hạ tầng KT-XH, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập kinh tế. Trên con đường phát triển, huyện Kỳ Sơn đã, đang tạo nên bức tranh sống động, đổi mới nơi vùng đất hạ lưu sông Đà.

 

                                                                                       Hà Thu

 

Các tin khác


Hội thi Chỉ huy trưởng, chính trị viên Ban CHQS huyện, thành phố năm 2024

Trong 2 ngày (13 - 15/5), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thi "Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố” năm 2024.

Tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ

Sáng 15/5, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (BCĐ 515) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác đảm bảo đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (TKQTHCLS). Thượng tướng Võ Minh Lương, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng BCĐ 515 Quốc gia chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 515 tỉnh.

Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục