(HBĐT) - 21h50’ ngày 23/11/2016, anh Nguyễn Văn Tin (xóm Nội, xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương nặng do tai nạn giao thông. Các bác sỹ chẩn đoán sơ bộ ban đầu bệnh nhân chấn thương bụng kín, nghi vỡ lách, đặc biệt, tình trạng mất máu khá nghiêm trọng, khoảng 1.700 ml máu. Bệnh nhân có nhóm máu AB thuộc nhóm máu hiếm mà tại thời điểm đó không còn máu dự phòng.

 

Để cứu tính mạng của bệnh nhân, các bác sỹ ngoại khoa, hồi sức tích cực, kíp bác sỹ gây mê đã hội chẩn và đi đến quyết định phẫu thuật. Tuy nhiên, khó khăn nằm ở chỗ người nhà bệnh nhân chỉ huy động được 1 đơn vị máu cùng nhóm, chưa đủ để bồi phụ lại tuần hoàn trong cơ thể cũng như đảm bảo cho mổ cấp cứu. Trước tình huống này, điều dưỡng Đoàn Mạnh Nam- thành viên của CLB Ngân hàng máu sống tỉnh, ngay khi nhận được thông tin đã có mặt kịp thời, cho máu phục vụ kíp mổ. Ca mổ thành công, cứu sống tính mạng của bệnh nhân trong niềm vui của gia đình người bệnh và các bác sỹ trong kíp mổ. Các thành viên của CLB Ngân hàng máu sống tỉnh thêm lần nữa góp phần chung tay cùng đội ngũ y, bác sỹ cứu sống người bệnh cần truyền máu.

Điều dưỡng Đoàn Mạnh Nam- thành viên của CLB Ngân hàng máu sống tỉnh tham gia chương trình hiến máu tình nguyện đợt 1 do Ban chủ nhiệm CLB tổ chức.

 

CLB Ngân hàng máu sống tỉnh được thành lập ngày 12/8/2016 với 189 thành viên ban đầu là cán bộ, công chức, người lao động, HS-SV trên địa bàn tỉnh. Chị Phạm Thị Ngọc ánh, chủ nhiệm CLB cho biết: Khi bắt tay vào xây dựng mô hình, chúng tôi đã khảo sát nhu cầu về máu tại các bệnh viện. Thực tế quá trình điều trị tại các cơ sở y tế cho thấy, nhu cầu về máu để cứu và điều trị cho người bệnh rất lớn. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, lượng máu huy động thường chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu, lượng máu thiếu cần được tiếp tục huy động chiếm tới 70%. Sự cần thiết, cấp bách là lý do chính để CLB Ngân hàng máu sống ra đời. Trong số 189 thành viên tự nguyện, không ít bạn trẻ đã có từ 5 lần hiến máu trở lên. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ ngay từ khi chưa tham gia CLB Ngân hàng máu sống đã chủ động trực tiếp hiến máu cứu người tại các cơ sở y tế mỗi khi nhận được thông tin.

 

6 tháng kể từ khi thành lập, CLB Ngân hàng máu sống tỉnh đã tổ chức được 2 đợt lấy máu khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh khan hiếm máu với máu số thu được 60 đơn vị. Bên cạnh đó đã 2 lần huy động thành viên CLB hiến máu cấp cứu góp phần cứu sống người bệnh cần truyền máu. So với hiến máu định kỳ, hoạt động của CLB Ngân hàng máu sống có nhiều ưu điểm hơn. Máu thu được từ các đợt phát động hiến máu tình nguyện được dự trữ nhiều và có thời hạn sử dụng nhưng với CLB Ngân hàng máu sống - các thành viên tình nguyện luôn trong tâm thế sẵn sàng cho máu bất cứ lúc nào. Với phương châm hành động “có mặt mọi lúc, mọi nơi”, mô hình CLB Ngân hàng máu sống đã và chắc chắn luôn kịp thời cho máu và cứu sống được nhiều trường hợp nguy kịch.

 

Chị Phạm Thị Ngọc ánh khẳng định: Hiệu quả rõ ràng nhất của mô hình CLB này là góp phần tiết kiệm thời gian, kinh phí trong trường hợp bệnh nhân cần truyền máu. Với mỗi đơn vị 250 ml máu, người bệnh phải chi phí tối thiểu xấp xỉ 250.000 đồng và xấp xỉ 400.000 đồng cho 1 đơn vị 350 ml máu, song sẽ hoàn toàn miễn phí nếu được nhận máu từ các thành viên CLB. Mô hình CLB thực sự rất nhân văn, thể hiện sự sẻ chia giữa con người với con người; là tinh thần, nhiệt huyết, trách nhiệm của tuổi trẻ với sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi mong muốn sẽ có thêm những tình nguyện viên nhiệt tình tham gia, chung tay thực hiện hành trình sẻ chia giọt máu hồng nhân ái cùng CLB Ngân hàng máu sống tỉnh.    

 

                                                                            H.Y

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục