(HBĐT) - Sau 5 năm (2012 - 2017), toàn tỉnh đã tổ chức được 852 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho gần 26.000 lao động. Trong đó đã có hơn 19.000 người (chiếm 74%) có việc làm hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng năng suất, thu nhập cao hơn, vượt 4% so với kế hoạch đề ra. Một điểm nhấn trong thời gian qua đó là tỉnh ta đã triển khai tương đối tốt việc đào tạo nghề theo vị trí việc làm đối với nghề may tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như Công ty may Việt Hàn, Công ty may xuất khẩu 3/2, Công ty cổ phần may xuất khẩu Sông Đà…


Người khuyết tật các xã vùng cao huyện Tân Lạc được hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Bùi Thị Hoa (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình) cho biết: Trước đây, tôi ở nhà làm nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp, không đảm bảo đời sống gia đình. Tôi đã xin vào làm việc tại Công ty may Việt Hàn (phường Chăm Mát, TP Hòa Bình). Tại đây, tôi đã được học nghề may công nghiệp theo vị trí việc làm. Đến nay, sau hơn 2 năm làm việc, tôi có tay nghề ổn định, thu nhập đạt gần 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tôi còn được đảm bảo đầy đủ các chế độ về BHYT, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thưởng các ngày lễ, Tết…

Theo số liệu thống kê của Sở LĐ-TB&XH, hiện nay, tỉnh ta có 39 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội như: Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT, Sở GD&ĐT, Hội LHPN, Hội Nông dân… đã phối hợp hoặc trực tiếp tổ chức các lớp dạy nghề cho nhân dân, hội viên. Tiêu biểu như Hội Nông dân, giai đoạn 2012 - 2017 đã mở được 264 lớp dạy nghề cho hơn 6.100 lượt hội viên; phối hợp tổ chức 523 lớp cho hơn 18.300 hội viên nông dân học các nghề: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây có múi, sửa chữa máy nông nghiệp… Hội LHPN tỉnh đã mở 27 lớp nghề cho gần 830 học viên, phối hợp tổ chức 319 lớp dạy nghề cho trên 10.000 học viên là phụ nữ với các nghề: trồng rau an toàn, nuôi và phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, chẻ tăm mành, làm chổi chít, làm hương…

Đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn thời gian qua được tỉnh ta thực hiện theo phương châm "chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”, gắn đào tạo nghề với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, làm tiền đề chỉ đạo hoàn thiện, nhân rộng mô hình dạy nghề trong những năm tiếp theo. Những năm gần đây, tỉnh đã nhân rộng các mô hình phi nông nghiệp hiệu quả như: đào tạo nghề may công nghiệp theo vị trí việc làm tại Công ty may Việt Hàn; nghề thêu dệt thổ cẩm tại HTX Vọng Ngàn (huyện Tân Lạc) và HTX thổ cẩm du lịch Chiềng Châu (Mai Châu); nghề chổi chít xuất khẩu tại hộ kinh doanh cá thể Ngô Quang Khương (huyện Kỳ Sơn). Các địa phương trong tỉnh tập trung nhân rộng các mô hình dạy nghề hiệu quả như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng mía, trồng rau sạch… tại các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn… Đặc biệt là mô hình dạy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây có múi tại huyện Cao Phong và Tân Lạc cho hiệu quả rõ rệt. Nhiều hộ đã thoát nghèo và trở thành tỷ phú sau khi được học nghề và tham gia mô hình.

Đáng ghi nhận là giai đoạn 2012 - 2017, tỉnh đã đào tạo nghề cho gần 16.500 lao động là nữ; gần 23.000 người dân tộc thiểu số; 41 người được hỗ trợ học nghề thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; 433 người được hỗ trợ học nghề là người khuyết tật; hơn 1.100 người được hỗ trợ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo và gần 190 người được hỗ trợ học nghề theo diện đối tượng bị thu hồi đất. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng lên. Người lao động sau học nghề đã biết cách tiếp cận và vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ. Một số lao động có tay nghề đã được nhận vào làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất… Từ đó nâng cao thu nhập cho bản thân, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.

Dương Liễu


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ tiếp tục mưa rào và dông, Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to đến rất to. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1. Khu vực Trung và Nam Bộ nắng nóng trở lại.

Tọa đàm “Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 6/5, tại Trường phổ thông dân tộc nội trú THPT tỉnh, Tỉnh Đoàn - Hội đồng Đội tỉnh tổ chức tọa đàm "Thắp lửa truyền thống” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tỉnh Đoàn thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Sáng 6/5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, Tỉnh Đoàn đã thăm, tặng quà các chiến sĩ trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sống trên địa bàn thành phố Hòa Bình.

Thẩm định mô hình điển hình tiên tiến cấp tỉnh tại huyện Mai Châu

Ngày 6/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Mai Châu. 

Huyện Cao Phong: Lan tỏa yêu thương từ mô hình “Con nuôi Công an xã”

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an huyện Cao Phong ra mắt mô hình dân vận khéo "Con nuôi Công an xã” do Công an các xã, thị trấn phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Công an huyện tham mưu triển khai, thực hiện. Mô hình là hoạt động đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó trong học tập. Đây là mô hình con nuôi đầu tiên của lực lượng Công an tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục