(HBĐT) - Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội xuất hiện nhiều vụ việc bạo hành trẻ em ở các địa phương trên cả nước. Các vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở môi trường khác nhau như trong gia đình, trường học và ngoài xã hội. Đó là những hành vi đáng lên án vì hậu quả của chúng là sự tổn thương nghiêm trọng về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí là tính mạng của trẻ.


Vở kịch "Về đâu ngôi vị thủ lĩnh của em” do các em huyện Yên Thủy biểu diễn nói về tình trạng bạo hành trẻ em.

Nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi từng thành viên trong cộng đồng xã hội góp sức xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn, đảm bảo cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dễ bị tổn thương, vừa qua, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân Tháng hành động vì trẻ em. Trong đó phải kể đến hoạt động phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức sự kiện hưởng ứng sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học - cần bạn, cần tôi, cần cả thể giới”. Đây là dịp để trẻ em thực hiện quyền tham gia, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề bạo lực thân thể đối với trẻ em.

Vở kịch "Về đâu ngôi vị thủ lĩnh của em” do các em huyện Yên Thủy trình diễn đã lột tả được diễn biến tâm lý của một học sinh. Từ một cô bé học giỏi nhất lớp, nhất khối, do bị bố mẹ đánh, mắng nhiều, không tin tưởng đã học hành sa sút. Quẫn trí, cô bé đã bỏ nhà ra đi. Lúc này, bố mẹ đã hiểu ra, đưa cô bé về. Được sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo, bạn bè, tình yêu thương của bố mẹ, cô bé đã vui vẻ trở lại, học hành chăm chỉ và tìm lại ngôi vị thủ lĩnh của mình.

Tại sự kiện còn có nội dung tọa đàm về chủ đề bạo lực thân thể trong gia đình và trường học. Lãnh đạo các sở, ngành chức năng và các đại biểu xúc động trước chia sẻ của chị Quách Thị Tương, huyện Lạc Sơn về hoàn cảnh của 2 người cháu. Bố mẹ bỏ nhau, 2 cháu suốt ngày bị bố đánh đập, không cho ăn uống. Có lần bố say rượu phát hiện các cháu đi xin ăn đã trói các cháu vào cột đánh đến bất tỉnh, hất nước vào mặt cho tỉnh rồi đánh tiếp. Cũng nhờ hàng xóm phát hiện kịp thời, can ngăn, chị Tương là bác đã đem 2 cháu về chăm sóc, nuôi dưỡng… Em Hà Thị Cươm, học sinh lớp 8A, trường tiểu học & THCS xã Pù Bin (Mai Châu) cũng kể về cảnh em được tận mắt chứng kiến một bạn cùng trường vì học bị điểm kém đã bị bố cầm roi đánh giữa đường. Em rất thương bạn...

Đó chỉ là số ít trong những vụ bạo hành thân thể trẻ em trong thực tế được bày tỏ tại sự kiện. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh, trong năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 26 vụ xâm hại trẻ em với 36 đối tượng, trong đó có 12 vụ hiếp dâm, 5 vụ giao cấu, 4 vụ dâm ô với trẻ em, 4 vụ cố ý gây thương tích cho trẻ em. 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ xâm hại trẻ em với 13 đối tượng, trong đó có 9 vụ hiếp dâm, 2 vụ giao cấu với trẻ em. Đáng nói, nhiều vụ nghiêm trọng như chú ruột hiếp cháu gái 7 tuổi xảy ra ở xã Xuất Hóa (Lạc Sơn), bố đẻ hiếp con gái ở xã Bình Sơn (Kim Bôi), ông nội hiếp cháu gái 10 tuổi ở xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) hay vụ hiếp dâm do quen biết qua mạng xã hội xảy ra tại xã Phong Phú (Tân Lạc)… biểu hiện sự xuống cấp đạo đức, lối sống.

Đồng chí Cao Văn Hà, Giám đốc các chương trình miền Bắc của Tổ chức Tầm nhìn thế giới cho biết: Mục đích của sự kiện hưởng ứng sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học - cần bạn, cần tôi, cần cả thể giới” nhằm thúc đẩy việc xây dựng, thực thi tốt luật pháp và chính sách liên quan. Đồng thời góp phần thay đổi nhận thức của mọi thành phần trong xã hội, từ đó thôi thúc từng thành viên hành động để chấm dứt bạo lực thân thể trong gia đình và ngoài trường học - hai môi trường có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển toàn diện và quá trình hình thành nhân cách ở trẻ em.

Sự kiện hưởng sáng kiến "Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học - cần bạn, cần tôi, cần cả thể giới” khép lại bằng hoạt động lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và các em học sinh ký cam kết hành động chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em. Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, để sáng kiến đạt được kết quả cao cần thực hiện một số nội dung: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em và các văn bản liên quan. Có kế hoạch hưởng ứng sáng kiến tại mỗi địa phương. Tăng cường các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng phòng - chống bạo lực, xâm hại cho trẻ. Tiếp tục kiện toàn và phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em các cấp; duy trì và phát huy tốt vai trò, chức năng của các Văn phòng tư vấn trẻ em, điểm tư vấn cộng đồng, trường học; tăng cường quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để mọi người dân và trẻ em liên hệ khi có yêu cầu. Tăng cường phối hợp liên ngành, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn nhằm cải tạo môi trường sống bảo đảm an toàn, phòng - chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Hương Lan


Các tin khác


Trao tặng trên 50 nghìn quyển vở cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Thực hiện các chương trình, cuộc vận động, phong trào tình nghĩa do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động, thời gian qua, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn phối hợp cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh vận động quyên góp và trao tặng 2.163 suất quà, 3.530 bộ quần áo, trên 50 nghìn quyển vở, 560 bộ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh.

Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục