(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 42 của Chính phủ về việc hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 giai đoạn 1, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã hỗ trợ cho 15 người có công với cách mạng và thân nhân, 124 đối tượng bảo trợ xã hội, 243 nhân khẩu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 370 triệu đồng. Cũng như địa bàn khác của huyện, tỉnh, xã Chiềng Châu đã, đang triển khai giai đoạn 2 với nhiều khó khăn, vướng mắc.


Trên địa bàn xã Chiềng Châu (Mai Châu) nhiều lao động thuộc các hợp tác xã dệt thổ cẩm phải nghỉ việc, mất thu nhập do giãn cách xã hội, nhưng không thuộc đối tượng trợ cấp. Ảnh chụp tại HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu.

Theo số liệu thống kê của UBND xã, tính đến ngày 10/6, qua rà soát, xã Chiềng Châu có 7 lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc; 53 hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 phải tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020; 76 người lao động không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm; không có trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đồng chí Hà Văn Tiệp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nghị quyết số 42 được ban hành trong thời gian gấp rút, chưa được tập huấn, phổ biến rộng rãi, dẫn đến cơ sở có nhiều cách hiểu khác nhau. Việc rà soát, phân loại đối tượng được thụ hưởng thực hiện từ cơ sở, trong khi cán bộ cơ sở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, dẫn đến công tác tổng hợp còn chậm. Số lượng đối tượng được hỗ trợ nhiều (hỗ trợ người sử dụng lao động và 7 nhóm đối tượng), các đối tượng thường xuyên biến động (chuyển đến, chuyển đi, sinh hoặc chết). Nhất là nhóm đặc thù yếu thế như người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội… có trình độ, nhận thức hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. 

 Đến giai đoạn 2 này, khó khăn phát sinh là công tác phối hợp, rà soát hộ kinh doanh, doanh nghiệp, người lao động mất việc, thiếu việc, ngừng việc, bị giảm sâu thu nhập cũng rất phức tạp, mất nhiều thời gian thẩm định, xác nhận qua các ngành chức năng. Công tác chi trả cho nhóm người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 chưa được triển khai, nhưng trong quá trình rà soát, thống kê đã gặp phải nhiều vướng mắc. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Việc xác định công việc của người lao động thuộc nhóm được hỗ trợ chưa được thống nhất. Ví dụ một số công việc bị ảnh hưởng đo đại dịch Covid-19, nhưng không có trong danh sách các công việc được hỗ trợ như: lái tàu thuyền, lái xe thuê, dịch vụ làm đẹp, thợ mộc, thợ sơn, thợ nhôm kính, thợ cơ khí, thợ sửa xe, thợ sửa điện da dụng, phụ hồ, thợ may làm trong các hợp tác xã dệt thổ cẩm, dịch vụ du lịch… Một số công việc thuộc nhóm được hỗ trợ như bán hàng rong, nhưng thực tế việc bán hàng rong mặt hàng lương thực, thực phẩm như thịt, cá, rau củ quả lại không bị cấm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nên thực tế công việc, thu nhập không bị ảnh hưởng nhiều.

Việc xác định nguyên nhân, thời gian bắt đầu mất việc, nghỉ việc, hoặc tạm ngừng việc gặp khó khăn. Như một số trường hợp người lao động làm việc thuộc nhóm được hỗ trợ, nhưng tự ý nghỉ việc không phải vì lý do giãn cách xã hội do dịch Covid-19, hoặc nghỉ trước thời điểm thực hiện giãn cách xã hội. Ngoài ra, việc xác định thu nhập của người lao động không có giao kết hợp đồng lao động trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội cũng khó xác định. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động có hộ khẩu tại địa phương, nhưng đi làm việc ở xa, không cố định, việc xác minh cũng rất khó khăn. 

Trước thực tế đó, đồng chí Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu đề xuất: Cần tiếp tục bố trí kinh phí hỗ trợ bổ sung cho những đối tượng phát sinh mới như: sinh thêm trong năm 2020 thuộc hộ nghèo, cận nghèo; hướng dẫn chi tiết, kịp thời, sát sao để việc triển khai thực hiện giai đoạn 2 đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không bỏ sót đối tượng.

Dương Liễu


Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục