(HBĐT) - Xã Phúc Sạn (Mai Châu) được ví như vùng tâm sạt lở với liên miên những đận thiên tai nghiệt ngã. Cuộc sống, con người nơi đây có lẽ vì thế mà luôn ở tư thế oằn mình hứng chịu, phập phồng lo lắng, đầy bất an mỗi khi mùa mưa bão ập về…

 

 

Mặt cầu treo xóm Sạn, xã Phúc Sạn (Mai Châu) vừa được khắc phục để người dân xóm Sạn thoát khỏi tình cảnh bị cô lập do mưa lũ.

 

Nơm nớp diễn biến thiên tai

 

Đã qua 9 mùa mưa tính từ trận lũ quét lịch sử năm 2007. Con đường nhánh từ xã Đồng Bảng vào đến Phúc Sạn với nhiều khúc cua, nền đường nhiều chỗ nham nhở, gồ ghề. Người và phương tiện tham gia giao thông nếu không chú ý quan sát dễ gặp nguy hiểm bởi những điểm sạt lở khu vực taluy âm, taluy dương. Cư dân sinh sống dọc tuyến đường thưa thớt. Kế bên đường, một số công trình dân sinh trơ trọi, hoang phế. Cây cầu tránh Bãi Sang từng bị cuốn phăng theo dòng lũ nay được xây dựng lại nhưng vào ngày mưa bão, cư dân hai bên bờ vẫn không thể vượt sang. Thiệt hại và mất mát lớn nhất của trận lũ đã cướp đi 3 sinh mạng, trong đó, 2 trường hợp ở xóm So Lo bị sạt lở làm vùi lấp, 1 trường hợp ở xóm Sộp bị lũ cuốn mất tích.

 

Chỉ mới đây thôi, khi mưa lớn xảy ra vào đêm 13 rạng sáng 14/8, 20 nhà ở của hộ dân xóm So Lo ngập sâu trong lũ từ trên 1m - 2, 5m. Lũ dữ đi rồi để lại hiện trạng tan hoang, nhiều tài sản, vật dụng bị hư hỏng, các hộ lâm vào tình cảnh trắng tay, lương thực dự trữ cũng mất sạch. Để ổn định cuộc sống, trước mắt, huyện đã cứu trợ khẩn cấp để bà con So Lo không “đứt bữa”. Đồng thời, huy động lực lượng “4 tại chỗ” xử lý bùn đất, dọp dẹp nhà ở cho các hộ thiên tai. Không riêng chỉ So Lo, đời sống của hàng trăm hộ dân xóm Phúc, xóm Sạn, xóm Sộp… cũng đang gặp khó. Nhiều công trình dân sinh sau mưa lũ cần khôi phục lại, tuyến đường giao thông vào trung tâm xã mới thông tuyến bước 1, nhiều điểm sạt sụt chưa xử lý dứt điểm.  

 

Theo Chủ tịch UBND xã Đinh Công Hanh, nhà cửa của nhân dân trong khu vực đều nằm ở khe suối, ven đồi, chân núi. Thêm vào đó là tiền sử mạch đồi rạn nứt gia tăng mức độ nguy hiểm. Qua rà soát, 100% hộ dân trên địa bàn xã sống ở vùng sạt lở, mất an toàn. Vấn đề này thuộc về địa chất, địa hình nên khó có giải pháp tháo gỡ, khắc phục.

 

Nhọc nhằn mưu sinh vùng tâm sạt lở

 

Bởi vậy nên mỗi khi ngoài trời có dấu hiệu bão giông, bà con ở vùng tâm lũ quét, sạt lở lại lo “lánh nạn”,  di dời đến nơi an toàn. Việc xê dịch trong phạm vi của xã, từ nơi nguy cơ sạt lở cao đến nơi có địa hình bằng phẳng hơn. Vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở lớn nhất là xóm Suối Nhúng với 40 hộ dân sinh sống dọc theo khe suối. Đây là con suối dài, rộng, khe nước sâu nên nguy cơ lũ quét rất nguy hiểm. Để cảnh báo, chủ động phòng, tránh nguy cơ mất an toàn mùa mưa bão, Ban chỉ huy PCTT & TKCN từ huyện đến xã tuyên truyền, vận động các hộ dân xóm Suối Nhúng kịp thời sơ tán tránh sạt lở và lũ quét.

Trên vùng đất nơm nớp nguy cơ lũ quét, sạt lở, cuộc sống mưu sinh của người dân đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả. Kinh tế hộ trông chờ vào cây lúa, cây ngô nhưng diện tích manh mún, năng suất thấp. Có những vụ lúa, ngô có trồng mà không cho thu vì mưa lũ vùi lấp, cuốn trôi. Vài năm gần đây, một số xóm trồng thêm cây luồng để tăng thu nhập, tuy nhiên trồng luồng nhiều, nước ở suối và các mó lại trở nên cạn kiệt, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu phục vụ sản xuất. Một số hộ ở xóm, tổ Bãi Sang, Phúc, Sạn  tận dụng lợi thế vùng hồ nuôi trồng thủy sản nhưng vụ được, vụ thua. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 của xã mới dừng ở con số 8, 4 triệu đồng và còn tới 63% hộ nghèo, cận nghèo.

 

Mong ngày mai cuộc sống an yên

 

Kể từ năm 2010 đến nay, tỉnh đã di chuyển 98 hộ dân xã Phúc Sạn về nơi ở mới an toàn theo Đề án tái định cư tập trung. Nguyện vọng của nhiều bà con vùng sạt lở hiện tại là được ổn định tại chỗ. Đối với các hộ cần thiết và cấp bách di chuyển đến nơi ở mới sẽ sớm được di chuyển theo Đề án tại các khu tái định cư.

 

Đồng chí Triệu Văn Đan, Chi cục phó Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Năm 2015, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1260 về việc phân cấp quản lý giao UBND huyện làm chủ đầu tư trong triển khai tiểu dự án 05 ổn định các hộ dân cư vùng thiên tai bằng hình thức sắp xếp ổn định tại chỗ. UBND huyện Mai Châu tiếp tục rà soát hộ dân cư trong vùng nguy hiểm làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo. Khi tiểu dự án 05 được triển khai sẽ đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng sạt lở. Tuy nhiên cũng cần tính toán kỹ phương án san gạt mặt bằng, xây dựng hạ tầng giãn dân bởi tổng quan đánh giá vùng địa chất ở khu vực Phúc Sạn, Tân Mai không ổn định, cụ thể là nền yếu.

 

                                                                           

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục