Chiều 15-7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 trong năm 2017 và có tên quốc tế là Talas.


Vị trí và hướng di chuyển của bão số 2 - Nguồn: Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương

Hồi 13h ngày 15-7, vị trí tâm bão ngay trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. 

Trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 13h ngày 16-7, vị trí tâm bão cách bờ biển các tỉnh Nam Định - Nghệ An khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. 

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Đến 1h ngày 17-7, vị trí tâm bão ngay trên bờ biển các tỉnh Nam Định - Hà Tĩnh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 9-10. 

Do ảnh hưởng của bão, từ sáng 16-7, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 9-10; sóng biển cao từ 3-4m; Biển động rất mạnh. 

Do ảnh hưởng của bão, từ chiều và đêm 16-7 đến ngày 18-7 ở Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1-2. 

​Còn 27 tàu cá với 296 ngư dân đang ở vùng nguy hiểm

Ngày 15-7, Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung (đóng tại Đà Nẵng) cho biết tính đến 10h ngày 15-7, vẫn còn 27 tàu cá với 296 ngư dân các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa đang nằm trong vùng nguy hiểm.

Đà Nẵng là địa phương có nhiều tàu trong vùng nguy hiểm với 23 tàu và 271 ngư dân. Hiện Bộ đội biên phòng thành phố Đà Nẵng đang kêu gọi các tàu khẩn trương thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Theo Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung, tính đến 10h ngày 15-7, đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 36.051 tàu với 162.580 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh. Đã có 28.248 tàu vào nơi neo đậu, hiện toàn miền còn hơn 7.800 tàu với 59.100 lao động đang hoạt động trên biển và đang được theo dõi chặt chẽ.

 

                                                 TheoTuoitre

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục