(HBĐT) - Theo thông tin của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8/2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 đợt mưa diện rộng và 1 đợt nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày từ 37 - 39 độ. Tổng lượng mưa tháng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, từ 300 - 400 mm.


Do năm nay mưa bão đến muộn, lại thường xuyên xảy ra nắng nóng nên đã xuất hiện tâm lý chủ quan của một bộ phận người dân. Tuy nhiên, theo cảnh báo của cơ quan chuyên môn, diễn biến thiên tai có những bất thường, cực đoan, khó lường và thường xảy ra dồn dập trên diện rộng. Do vậy, người dân không được chủ quan, lơ là trong công tác PCTT, mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi cao và ngập úng ở vùng trũng thấp.

Trên thực tế, từ đầu năm đến nay, tỉnh ta đã chịu những thiệt hại do thiên tai gây ra do nắng nóng gay gắt trên diện rộng, giông lốc, sét đánh và đặc biệt là mưa lũ. Nặng nề nhất là ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 hồi đầu tháng 8 gây mưa lớn trên toàn tỉnh. Tuy không có thiệt hại về người, nhưng đã làm nhiều nhà cửa bị ảnh hưởng, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp ngập úng, sạt lở các tuyến đường, nhiều công trình thủy lợi, giao thông hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra lên tới 223.413 triệu đồng. Cụ thể, đã có 194 nhà bị hư hỏng, ngập nước, trong đó 6 nhà hư hỏng, thiệt hại trên 70%; 82 nhà thiệt hại nặng từ 30-70%; 4 nhà hư hỏng một phần; 52 lượt nhà bị ngập nước, 50 hộ dân phải sơ tán, di dời khẩn cấp.

Mưa lũ đã làm 483,5 ha lúa, 173 ha hoa màu, 52,7 ha cây trồng hàng năm và hàng chục ha cây ăn quả, cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Ngoài ra có 120 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 50,1 ha nuôi cá bị hư hỏng.


Tuyến đường 445, đoạn qua xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng từ mùa mưa bão năm 2018, hiện đang được khẩn trương kè chắn, khắc phục.

Cũng do ảnh hưởng mưa lũ, nhiều công trình thủy lợi bị thiệt hại, đặc biệt các công trình bị ảnh hưởng từ những năm trước nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa đã xuống cấp nghiêm trọng. Một số hồ chứa trong tình trạng xả tràn nhưng chưa có sự cố lớn. Hiện, các hồ chứa đang được cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra và sẵn sàng phương án ứng phó khi có sự cố xảy ra... Nhiều công trình kè, đập dâng, kênh mương, cống bị hư hỏng, trong đó có 1.386m kênh mương bị xói lở, cuốn trôi; 8 trạm bơm, trạm thủy luân hư hỏng; sạt lở 7.255 m bờ sông; 18 đập, bai dâng bị ảnh hưởng, hư hỏng.

Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng. Nhiều khu vực ngập và sạt lở mái ta-luy âm, ta-luy dương, gây ách tắc các tuyến đường. Mưa lũ cũng làm hư hỏng, đổ gẫy và làm nghiêng 7 cột điện trung, cao thế, 31 cột hạ thế, 320 m dây điện bị đứt, hư hỏng 3 trạm biến thế hạ áp; một số điểm trường, phòng học, công trình cấp nước sinh hoạt hư hỏng.

Theo thống kê, trong tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra thì thiệt hại về nhà cửa, sản xuất và thiệt hại khác là 75.113 triệu đồng và thiệt hại về công trình 148.300 triệu đồng. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, chính quyền các địa phương đã chủ động huy động lực lượng, phương tiện để khắc phục hậu quả; cắm biển cảnh báo, chăng dây khu vực nguy hiểm, các điểm sạt lở, khu vực ngầm bị ngập nước, cấm các phương tiện giao thông và người di chuyển qua lại. Đồng thời, tiến hành các biện pháp tiêu nước, chống úng cho diện tích lúa, hoa màu bị ngập lụt; tạm thời khắc phục sạt lở trên các tuyến đường giao thông để đảm bảo lưu thông. Các địa phương có phương án sơ tán, di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy cơ sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân...

Để chủ động phòng, chống, ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay trong tháng 8, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn hạ du hồ chứa nước trong mùa mưa lũ năm 2019 và văn bản triển khai các nhiệm vụ PCTT&TKCN năm 2019 trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các sở, ban, ngành và các địa phương. Xây dựng Kế hoạch PCTT&TKCN tại các sở, ban, ngành, địa phương năm 2019; rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai và TKCN phù hợp với nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương, không để bị động, bất ngờ, kể cả trong các tình huống thiên tai bất lợi. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ năng PCTT cho các lực lượng và người dân thông qua tập huấn, diễn tập và truyền thông.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy liên quan đến công tác PCTT; đối với các cơ quan chuyên môn cần xây dựng đội ngũ làm công tác tham mưu và PCTT làm việc chuyên trách, đảm bảo hoạt động hiệu quả.

Nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hiệu lực, hiệu quả của Ban chỉ huy PCTT&TKCN các sở, ngành, địa phương; đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tham mưu, điều hành.

Trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp nhận các ứng dụng KHCN trong công tác PCTT, cứu hộ, cứu nạn, nhất là quan trắc, giám sát, dự báo phục vụ chỉ đạo, ứng phó thiên tai, TKCN. Đồng thời, UBND tỉnh đã giao việc cụ thể cho UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành, đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN.

 

Bình Giang


Các tin khác


Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Sức mạnh đáng gờm của công nghệ thế hệ mới đằng sau ChatGPT

Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục