Từ lâu, ứng dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) đã được Việt Nam khơi dậy như một phong trào. Tuy nhiên đến nay, phong trào này cứ... tắt dần; chỉ có thỉnh thoảng được một vài đơn vị nhen nhóm.

 

Vậy ứng dụng PMNM dễ hay khó, phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với Đại tá Tống Viết Trung - Phó Tổng GĐ Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Đại tá Trung cho biết:

Tháng 7.2009, Viettel cài đặt hệ điều hành nguồn mở Ubuntu thay thế cho Windows tại hơn 2.200 máy tính của Viettel trên toàn quốc. Ngoài hệ điều hành, Viettel cũng triển khai các PMNM khác như phần mềm ứng dụng văn phòng Open Offfice thay cho ứng dụng văn phòng Microsoft Office, bộ gõ tiếng Việt Scim-Unikey và X-Unikey thay thế bộ gõ Vietkey và Unikey, phần mềm nhận thư điện tử Mozzila ThunderBird thay thế Outlook Express và Ms Outlook...
 
Để cài đặt hệ điều hành nguồn mở Ubuntu, đội ngũ kỹ sư Viettel đã chỉnh sửa để “Viettel hoá” nhằm tương thích với hệ thống phần cứng trên máy tính, hệ thống thiết bị ngoại vi (máy in, scan, máy quét mã vạch...

Khi triển khai và ứng dụng các PM này,  Viettel gặp khó khăn gì? Phương thức nào Viettel áp dụng để vượt qua thưa Đại tá?

- Viettel có nhiều thuận lợi vì Viettel là tập đoàn về viễn thông và CNTT và có lợi thế về nguồn nhân lực CNTT. 

Khó khăn lớn nhất là đối với người dùng cuối cùng. PMNM là ứng dụng mới đối với người sử dụng đã có thói quen sử dụng các phần mềm quen thuộc trước đây. Vì thế, Viettel đã cho từng nhóm đối tượng kết hợp với việc đào tạo và truyền thông trong toàn tập đoàn. Sau đó, việc sử dụng đã dễ dàng.

Về mặt kỹ thuật thì Viettel gặp khó khăn về sự tương thích giữa Microsoft Office và OpenOffice, một số thiết bị phần cứng chưa hỗ trợ PMNM. Nhưng với sự phát triển của cộng đồng nguồn mở thì các ứng dụng PMNM ngày càng được hoàn thiện. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ sư Viettel đã nghiên cứu, tuỳ biến nhằm đưa việc sử dụng phần mềm trở nên đơn giản hoá, tối ưu hoá, cũng như tạo sự ổn định.

Các ứng dụng nội bộ của Viettel đều chạy trên nền web, do đó đều chạy được trên mọi môi trường mà không phụ thuộc vào hệ điều hành sử dụng, hay môi trường sử dụng (máy tính, điện thoại). Ngoài ra, bộ phận chuyên trách của Viettel tiếp tục nghiên cứu để khắc phục những hạn chế trong quá trình sử dụng.

Thưa Đại tá, Việt Nam từ lâu đã “dấy lên phong trào ứng dụng PMNM”, tuy nhiên cho đến nay dường như chỉ có Viettel công bố kết quả thành công. Qua việc này, bài học mà Viettel có được là gì?

- Lợi ích mà PMNM mang lại cho DN thực sự rõ ràng. Vấn đề còn lại của DN là triển khai như thế nào. Bài học thành công về việc triển khai PMNM ở Viettel chính là sự quyết tâm, sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong triển khai.
Kinh nghiệm triển khai ở Viettel cho thấy: Với quy mô lớn và trên diện rộng thì phải được tiến hành qua từng bước: Từ thử nghiệm, bổ sung hoàn thiện, tiếp tục thử nghiệm và triển khai theo từng giai đoạn khác nhau (giai đoạn sau quy mô lớn hơn giai đoạn trước).

Mỗi giai đoạn, Viettel đều khảo sát, đào tạo và sau đó mới triển khai theo phương thức cuốn chiếu. Kết thúc mỗi giai đoạn, Viettel đều kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để bổ sung hoàn thiện tài liệu hướng dẫn, PM bộ cài cho việc triển khai cho giai đoạn tiếp theo. 

Ứng dụng PMNM được cho là hữu ích, tiết kiệm và là “nội lực” của các nước nghèo, các DN yếu thế hoặc biết cách tiết kiệm chi phí cho CNTT. Viettel có mở rộng ứng dụng này để phục vụ khả năng phát triển của mình?

- Triển khai phần mềm nguồn mở là chủ trương lớn của Viettel. Trong giai đoạn tiếp theo, Vietel sẽ triển khai PMNM tại những đơn vị còn lại với quy mô lớn hơn. Các bộ phận được giao nhiệm vụ triển khai các ứng dụng CNTT của Viettel sẽ tiếp tục nghiên cứu các PM mới để đưa vào sử dụng trong toàn Tập đoàn.

- Cảm ơn Đại tá!

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục