Không nhiều khách hàng trong nước tìm mua iPhone.

Không nhiều khách hàng trong nước tìm mua iPhone.

Sau ba tuần ra mắt tại Việt Nam qua kênh phân phối của các nhà mạng, cơn sốt “ảo” iPhone đã hạ nhiệt.

Hàng nghìn iPhone “đắp chiếu”

Cả Vinaphone và Viettel đều cho biết số lượng iPhone bán ra trong những ngày qua đạt yêu cầu, song lại từ chối tiết lộ con số cụ thể với lý do “bí mật kinh doanh”. Tuy nhiên căn cứ trên khảo sát tại hệ thống các cửa hàng phân phối của hai nhà mạng này thì số khách hàng tìm mua iPhone không nhiều. Trước thời điểm phân phối chính thức, số lượng người đăng ký mua iPhone của Vinaphone và Viettel được công bố lên tới 120.000 người. Nhưng theo nguồn tin của Thanh Niên, sau 20 ngày kể từ thời điểm “mở hàng” (26.3), hai nhà mạng mới bán được khoảng từ 5.000 - 6.000 chiếc iPhone. Như vậy, trung bình mỗi ngày hai nhà mạng này bán được khoảng 250 - 300 máy, con số này được một lãnh đạo của Viettel thừa nhận là thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Trong khi đó số lượng iPhone được hai nhà mạng nhập về trong đợt đầu vào khoảng 10.000 máy.

Nếu giả định Viettel, Vinaphone và MobiFone cùng nhập mỗi mạng khoảng 5.000 máy đợt đầu với mức giá trung bình 700 USD/chiếc thì tổng số tiền mà 3 “đại gia” này phải bỏ ra vào khoảng hơn 100 triệu USD, tương đương khoảng 200 tỉ đồng. Vì vậy, việc hàng nghìn chiếc iPhone tạm thời được “đắp chiếu” cũng là một sự lãng phí lớn.

Theo chuyên gia của một công ty viễn thông quốc tế tại VN, ở nhiều quốc gia, khi chuẩn bị tung ra iPhone, các nhà mạng đều có sự chuẩn bị kỹ càng với nhiều dịch vụ riêng cho người dùng iPhone sử dụng. Trong khi đó ở VN, khách hàng dùng iPhone của Viettel hay của Vinaphone cũng không có sự khác biệt nào. Các nhà mạng không đưa ra được lý do để người dùng mua iPhone của họ.

Cũng theo chuyên gia này, việc các mạng di động đưa iPhone chính hãng vào Việt Nam tại thời điểm này không có nhiều ý nghĩa. Thời điểm năm 2007 khi ra mắt, iPhone thực sự đã mở ra một cuộc cách mạng vì lúc đó chưa có chiếc điện thoại nào có thể giúp người sử dụng kết nối mạng 3G và truy cập internet dễ dàng và thuận tiện như iPhone. Nhưng sau đó các hãng điện thoại di động đã cho ra mắt hàng trăm dòng điện thoại tương tự, thậm chí ở chừng mực nào đó còn vượt iPhone ở nhiều tính năng. Người tiêu dùng hiện tại có rất nhiều lựa chọn chứ không chỉ có mỗi iPhone.

Một lý do khác là hiện tại chất lượng mạng 3G của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng dịch vụ còn quá nghèo nàn do bản thân các mạng chưa nhận thức được ưu thế của mạng di động. 3G mới chủ yếu nhắm vào các đô thị lớn. Nhưng liệu sẽ có khách hàng nào xem truyền hình di động khi mà các chương trình đó cũng có thể xem được trên TV? Tại văn phòng họ có thể truy cập internet cố định, bên ngoài thì rất dễ dàng để sử dụng wifi miễn phí, từ các quán cafe internet.

Đại diện của Vinaphone và Viettel đều cho biết sẽ xem xét lại chính sách để tăng sức cạnh tranh trên “chiến trường” iPhone đầy khốc liệt. Tuy nhiên cả hai nhà mạng này đều cho biết sẽ khó có khả năng giảm giá do liên quan đến các cam kết trong hợp đồng với Apple. Mặc dù “lỡ hẹn” với việc ra mắt iPhone vào tháng 4.2010 như cam kết nhưng MobiFone vẫn khẳng định sẽ có mức giá thấp hơn Viettel và Vinaphone đồng thời có thể cho phép khách hàng mua trả góp.

Trái táo đắng

Chia sẻ với Thanh Niên, lãnh đạo của một mạng di động đang phân phối iPhone cho biết, thương vụ iPhone thực sự là một quả đắng đối với cả 3 đại gia viễn thông là MobiFone, Vinaphone và Viettel. Khi đàm phán hợp đồng, phía Apple hứa miệng sẽ chỉ có duy nhất một nhà mạng được phân phối tại VN vì đây là chính sách chung được họ áp dụng trên toàn thế giới. Đến khi cả Vinaphone, Viettel rồi MobiFone đồng loạt úp mở về việc cung cấp iPhone tại VN thì cũng là lúc cả 3 nhà mạng mới ngã ngửa ra khi biết mình đã bị Apple “xỏ mũi” ngon lành.

Không những phải chấp nhận nhiều điều khoản chặt chẽ do phía Apple đưa ra, trong hợp đồng, các nhà mạng còn phải cam kết mua tối thiểu 100.000 iPhone từ phía Apple. Tuy nhiên do phía Apple đã “lật kèo” khi để cả 3 nhà mạng cùng phân phối iPhone thay vì một mạng như hứa hẹn ban đầu nên nhiều khả năng cam kết mua 100.000 máy sẽ phải được xem xét lại, lãnh đạo này cho biết. 

                                                                         Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục