Sau hai tháng khai quật giai đoạn 1 tại thôn Trà Veo 2, Trà Veo 3, xã Trà Xinh, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi), các chuyên gia khảo cổ học phát hiện nhiều hiện vật có niên đại hàng nghìn năm vùi sâu dưới lòng hồ Nước Trong.

 

Hồ Nước Trong là công trình thủy lợi lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Qua khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật cổ xưa thuộc lớp văn hóa của cư dân đá cũ: công cụ ghè đẽo bằng đá có niên đại hơn 10.000 năm; lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí gồm: đồ gốm, rìu đá mài lưỡi, cuốc rìu đá có vai, công cụ bàn mài, chày nghiền bằng đá… cách nay hơn 4.000 năm.

Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy tại đây hiện vật thuộc lớp muộn của cư dân Sa Huỳnh gồm 6 mộ nồi kèm theo đồ tùy táng khuyên tai hai đầu thú. Nồi gốm được dùng làm mộ táng nằm một cụm trong hố khai quật, có niên đại hơn 2.000 năm. Ngoài ra, các chuyên gia khai quật còn phát hiện ở lòng hồ Nước Trong lò luyện sắt của cư dân bản địa có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6. Qua phân tích, mẫu than trong lò luyện sắt này cách nay hơn 1.400 năm.

Dọi se chỉ bằng gốm của cư dân hậu kỳ đá mới có niên đại hơn 400 năm được tìm thấy ở lòng hồ nước Trong.
Dọi se chỉ bằng gốm của cư dân hậu kỳ đá mới có niên đại hơn 400 năm được tìm thấy ở lòng hồ nước Trong. Ảnh: Trí Tín

Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, Tiến sĩ sử học Đoàn Ngọc Khôi, Bảo tàng Quảng Ngãi cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy lớp cư dân đá cũ từng sinh sống, cư trú trên thượng nguồn sông Tang của Quảng Ngãi. Lớp văn hóa cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí đặc trưng về di vật đồ đá, gốm có mối quan hệ mật thiết với nền văn hóa hậu kỳ đá mới ở Tây Nguyên. Giai đoạn muộn Sa Huỳnh tại khu vực này cũng có mối quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên”.

Tiến sĩ Khôi nhận định, căn cứ các hiện vật đồ đá, gốm đã khai quật nói trên, rõ ràng nơi đây có dòng chảy văn hóa từ Tây Nguyên chuyển dịch dần xuống phía Đông Trường Sơn; từ địa điểm thung lũng sông Tang chuyển xuống đồng bằng duyên hải; hình thành văn hóa Sa Huỳnh ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.

Hiện vật rìu đá, cuốc đá có vai thuộc lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới- Sơ kỳ kim khí có miên đại hơn 4000 năm được khai quật ở lòng hồ Nước Trong, huyện miền núi Tây Trà(Quảng Ngãi).
Hiện vật rìu đá, cuốc đá có vai thuộc lớp cư trú cư dân hậu kỳ đá mới - sơ kỳ kim khí có miên đại hơn 4000 năm khai quật ở lòng hồ Nước Trong. Ảnh: Trí Tín

Các nhà khảo cổ học Quảng Ngãi đang phối hợp với chuyên gia của Viện Khảo cổ học Việt Nam, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam khẩn trương khai quật, di dời, thu hồi toàn bộ di sản văn hóa khảo cổ trong lòng hồ Nước Trong để bảo tồn, trưng bày tại các bảo tàng.

Trước tình hình này, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép lùi thời gian kết thúc khai quật điểm di tích này đến ngày 30/5, chậm hơn ba tháng so với kế hoạch.

 

                                                                                 Theo VnEpress

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục