Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Yên Mông tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân thực hiện quy định PCCCR.

Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Yên Mông tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân thực hiện quy định PCCCR.

(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 ngày (30/6 - 1/7), trên địa bàn thành phố Hoà Bình xảy ra 4 vụ cháy rừng tại các xã Thái Thịnh, Hoà Bình, Trung Minh và Yên Mông. Một trong những nguyên nhân xảy họa là người dân khi sử dụng lửa trong rừng, đốt dọn thực bì đã không tuân thủ hướng dẫn và thực hiện biện pháp phòng cháy rừng.

 

Không chỉ năm nay mà hầu như năm nào, thành phố Hoà Bình cũng xảy ra các vụ cháy rừng do bắt nguồn từ ý thức bất cẩn cuả người đốt dọn thực bì, sử dụng lửa trong rừng, khu vực gần rừng. Trở lại một trong 4 vụ cháy rừng xảy ra mới đây vào hồi 9h30’ tại địa điểm khu đồi Hang Cả, núi đá bạc chân núi Cô, khoảnh 5, lô 4,8 và khoảnh 4, lô 27, xã Hoà Bình, 7,5 ha rừng phòng hộ của chủ rừng Công ty Minh Phương đã bị cháy. Nguyên nhân do ông Nguyễn Văn Lợi, sinh năm 1977 ở xóm Cang, xã Hoà Bình đốt dọn thực bì gây cháy lan lên rừng. Với lực lượng huy động tham gia chữa cháy lên tới 100 người, vụ cháy phải kéo dài đến 17 giờ cùng ngày mới được dập tắt. Hạt kiểm lâm đang phối hợp với Công an thành phố tiến hành kiểm tra, xác minh.

 

Đồng chí Phạm Ngọc Luân, Phó hạt Kiểm lâm thành phố cho biết: Việc người dân không tuân thủ hướng dẫn đã gây là nhiều vụ cháy rừng. Người gây ra các vụ việc đã được xử lý, xử phạt theo quy định nhưng điều đáng tiếc nhất là do bất cẩn chứ không bởi người dân cố tình làm mất mát nguồn lợi tài nguyên. Cách đây 5 năm, cũng do sơ ý trong quá trình đốt vàng mã gần khu vực có rừng, ông Đàm Tất Lân ở xóm 5, xã Sủ Ngòi đã gây cháy lan làm thiệt hại trên 10 ha rừng. Trường hợp của ông Lân buộc phải xử lý truy tố với khung xử phạt 12 tháng án treo. Năm 2014 có 1 trường hợp ở phường Đồng Tiến và 1 trường hợp ở xã Trung Minh đốt nương để cháy lan diện tích rừng bị xử phạt bằng tiền với mức phạt 1 – 2 triệu đồng/trường hợp. Thường căn cứ vào từng loại rừng, diện tích rừng bị thiệt hại do cháy để có biện pháp xử phạt từng cấp độ theo Nghị định 157/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

 

Do tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, mùa cháy rừng không riêng tính từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 của năm sau mà việc chủ động đề phòng cháy rừng cần thực hiện suốt cả năm. Những vụ việc xảy cháy liên tiếp trên địa bàn thành phố Hoà Bình trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, không mưa ở tháng 7 này là dẫn chứng cụ thể. Để khống chế mức độ cháy lan, lực lượng chữa cháy gồm các ban, ngành, đoàn thể xã xóm, kiểm lâm và nhân dân phải rất vất vả mới dập tắt được đám cháy, hạn chế mức độ thiệt hại về rừng. Nhằm bảo vệ diện tích rừng hiện có, giảm thiệt hại cho cháy rừng gây ra, người dân, nhất là những hộ có rừng cần cảnh giác đề phòng và nâng cao ý thức phòng cháy rừng. Quán triệt khi đốt nương, phát dọn thực bì phải làm đường băng cản lửa trong phạm vi khoảng cách từ 3 m trở lên, tuỳ thuộc vào độ dốc. Đồng thời, trước đó phải tuân thủ quy định báo cáo với chính quyền và kiểm lâm địa bàn. Cán bộ kiểm lâm địa bàn cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở, phát tờ rơi truyền thông biện pháp phòng, chữa cháy, quy định về khung hình phạt nếu để xảy cháy gửi các hộ dân sống ở ven rừng, kết hợp tuyên truyền tới toàn thể nhân dân xóm, xã có rừng lồng ghép tại các cuộc họp.        

 

    

                                                                   Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục