Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh phát dọn đường và hành lang bảo vệ rừng tại xã Đoàn Kết, Đà Bắc.

Cán bộ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh phát dọn đường và hành lang bảo vệ rừng tại xã Đoàn Kết, Đà Bắc.

(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh có tổng diện tích tự nhiên 5.105,4ha, trong đó có 4.851,43 ha là đất rừng nằm trên địa bàn 4 xã: Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum và Đồng Ruộng của huyện Đà Bắc. Độ cao lớn nhất là 1.349m (đỉnh Pu Canh), độ cao trung bình là 900m, độ cao thấp nhất là 300m so với mặt nước biển. Độ dốc bình quân trên 300, chiều dài suờn dốc 1000 - 2000m, hiểm trở, đi lại rất khó khăn.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Quân, Trưởng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh cho biết: Với những khó khăn như vậy trong những năm qua, Ban quản lý xác định việc phòng - chống cháy rừng dựa vào 4 tại chỗ. Trước tiên điều tra, xác minh hiện trạng tài nguyên rừng và quá trình tổ chức thi công các công trình lâm sinh xác định trọng điểm xảy ra dễ cháy rừng để xây dựng phương án phòng cháy phù hợp. Xây dựng các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng tại cơ sở các xã xóm, thường xuyên có mặt trực 24/24 giờ vào mùa hanh khô. Các tổ, đội này có từ 8 -20 người được học tập, huấn luyện, được trang bị các dụng cụ, phương tiện tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của cháy rừng và địa hình ở từng khu vực để trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng. Cán bộ kiểm lâm địa bàn là người theo dõi, hướng dẫn hoạt động của các tổ, đội này. Xây dựng công trình Phòng chống chữa cháy rừng (PCCCR) như băng cản lửa, xây dựng chòi canh, gác lửa rừng. Trong khu bảo tồn xây dựng được 4 chòi (mỗi xã 01 chòi). Địa điểm đặt chòi phải đảm bảo được tầm nhìn xa nhất và có tính bao quát. Thực hiện các biện pháp làm giảm vật liệu cháy như đốt trước có điều kiện, vệ sinh rừng bằng cách chặt bỏ cây sâu, bệnh, chặt nuôi dưỡng, tỉa cành và thu dọn vật liệu cháy đem ra ngoài khu vực rừng có nguy cơ cháy cao và cháy lan. Kết hợp việc chăm sóc, chặt tu bổ với việc thu dọn cành nhánh, loại bỏ các cây già cỗi, cong queo, sâu bệnh, cây chết đứng, gió đổ vào mùa khô. Chăn thả gia súc cũng là biện pháp làm giảm vật liệu cháy ở những khu rừng trảng cỏ, cây bụi hoặc rừng trồng có nhiều cỏ tranh...kết hợp việc chăn thả gia súc như trâu, bò...

 

 Thành lập Ban chỉ đạo về phòng - chống cháy rừng và thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở về việc thực hiện công tác PCCCR. Tuyên truyền phổ biến những quy định về PCCCR, thông báo kịp thời về các thông tin về lửa rừng và cấp dự báo cháy rừng về từng xã. Có quy định về trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, sinh hoạt định kỳ và báo cáo tình hình PCCCR đều đặn lên cấp trên. Duy trì đảm bảo thông tin liên lạc trong suốt mùa cháy, việc tiếp nhận thông tin có thể bằng điện thoại hoặc người đưa tin... Ban chỉ đạo PCCCR ở từng xã nắm được, chủ động đề ra các biện pháp tổ chức phòng - chống và ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

 

Ở các khu vực rừng dễ cháy, xây dựng bảng quy ước bảo vệ rừng, PCCCR, các biển cấm lửa. Các biển này được đóng ở nơi dễ thấy, dễ dọc, nội quy ngắn gọn dễ hiểu. Hàng năm được kiểm tra bổ sung, thay đổi nội dung cho phong phú và phù hợp với các nội dung tuyên truyền. Các biện pháp tuyên truyền cần linh hoạt, không gò bó có thể tuyên truyền ở nơi đông người như trước giờ chiếu phim, trước giờ họp ở các lớp học... Ngoài ra còn được tuyên truyền ở từng gia đình, từng hộ sống trong và ven rừng. Thời kỳ cao điểm cháy rừng dễ xảy ra tuyên truyền bằng mọi hình thức, trên mọi phương tiện có thể như: đài, vô tuyến, loa phóng thanh, trên các phương tiện giao thông đi lại... Ngoài công tác phòng - chống cháy rừng, Ban quản lý cũng đã tạo điều kiện an sinh cho các hộ sống từ rừng khu bảo tồn. Bằng nguồn vốn dự án 661 trong các năm qua nhân dân trong 4 xã đã tích cực phát triển sản xuất lâm nghiệp. Đã nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng hiện có. Trồng mới rừng phòng hộ trên 837 ha, trong đó có 364 ha rừng luồng là loài cây vừa phát huy hiệu quả kinh tế của 2 xã Đồng Chum và Đồng Ruộng tạo điều kiện an sinh xã hội và bảo vệ rừng.

 

                                                          

                                                           Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục