Gia đình chị Quách Thị Duyên, xóm Ngọc, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Gia đình chị Quách Thị Duyên, xóm Ngọc, xã Trung Minh (TP Hòa Bình) đã được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

(HBĐT) - Cùng Phó phòng Dân tộc TP Hòa Bình Xa Văn Sơn, chúng tôi đến thăm công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân xóm Ngọc, xã Trung Minh. Công trình có tổng mức đầu tư 3 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ đầu năm 2016 và phát huy hiệu quả mang lại nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho khoảng 160 hộ dân xóm Ngọc và xóm Tân Lập, dọc QL 6. Nước từ đỉnh núi, độ cao lớn, cách nhà văn hóa xóm Ngọc khoảng 2 km, được tích tại bờ đập và có đường ống dẫn chảy quanh năm.

 

Chị Quách Thị Duyên xóm Ngọc chia sẻ: Trước đây, người dân trong xóm chủ yếu đào giếng, mỗi khi dùng phải bơm, tính ra tiền điện cũng mất 50.000 đồng/tháng. Đến nay, cứ ra ngoài ngõ, vặn vòi là có thể dùng nước thoải mái để tắm, giặt, nấu nướng, rất tiện cho sinh hoạt. Cả tháng trời chỉ phải trả cho tổ quản lý, vận hành 12.000 đồng.

 

Dù là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh nhưng thành phố Hòa Bình có khoảng 30% đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều xã, phường còn khó khăn về hạ tầng KT-XH cũng như khó khăn về đời sống.  Những năm gần đây, thành phố Hòa Bình đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc. Thành phố đã triển khai hiệu quả việc giải quyết khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân. Trong giai đoạn 2011-2015 thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thành phố đã triển khai các công trình nước sinh hoạt tại xóm Khang Đình, xóm Mời Mít, xã Yên Mông; xóm Thăng, xã Hòa Bình, xóm Lòng Đống, xã Yên Mông; Đậu Khụ, xã Thống Nhất. Đối với các nguồn vốn huy động từ ngân sách, thành phố đã thực hiện 18 công trình nước sinh hoạt tập trung để cải thiện điều kiện dùng nước cho nhân dân. Trong đó, năm 2015, thành phố đã xây dựng 2 công trình nước là hệ thống nước sinh hoạt cho xóm Cang 1, xóm Cang 2, xã Hòa Bình và hệ thống cấp nước sinh hoạt xóm Ngọc, xã Trung Minh. Theo đánh giá, trong điều kiện ngân sách khó khăn, mức đầu tư các công trình không lớn nhưng đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con vùng đồng  bào dân tộc, nhất là ở các  xã: Hòa Bình, Thống Nhất, Trung Minh, Thái Thịnh, phường Thái Bình... Thông qua đó góp phần nâng tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, hộ nghèo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 78,4%. Đồng chí Trưởng phòng Dân tộc thành phố Hòa Bình Nguyễn Xuân Thắng cho biết: Cơ quan dân tộc đang tham mưu cho lãnh đạo thành phố triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc. Tới đây, thành phố Hòa Bình tiếp tục huy động và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng  công trình nước sinh hoạt tập trung, phấn đấu hết năm nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99%.

 

 

                                                                 

 

                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xã Yên Trị: Trại lợn xây dựng trái phép gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tuổi trẻ thành phố Hoà Bình ra quân “Ngày chủ nhật xanh lần thứ II” năm 2023

(HBĐT) - Ngày 28/5, tại phường Hữu Nghị, Thành Đoàn Hoà Bình tổ chức ra quân "Ngày chủ nhật xanh” lần thứ II, hưởng ứng Ngày môi trường, Ngày đại dương thế giới và Tháng hành động vì môi trường thế giới năm 2023.

Huân chương Gagarin tôn vinh những thành tựu khám phá vũ trụ ở Nga

Theo hãng tin TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành sắc lệnh công nhận giải thưởng nhà nước mới - Huân chương Gagarin - nhằm tôn vinh những người có công trong lĩnh vực khám phá vũ trụ của nước này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục