Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT tỉnh Hoà Bình, tính đến 15h ngày 12/9, ảnh hưởng bão số 3 và hoàn lưu sau bão, trên địa bàn tỉnh có 7 người chết, 2 người bị thương; hàng nghìn ha hoa màu và nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi bị hư hỏng nặng.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong đợt mưa bão số 3, đặc biệt ứng phó lũ trên sông Hồng, sông Đuống, tính đến 6 giờ sáng ngày 12/9, UBND quận Long Biên, Hà Nội đã tổ chức di dời được 1.055 người ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/9, khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 50mm. Từ trưa, chiều mưa giảm dần.
Ngày 11/9, trao đổi với báo chí lúc 11 giờ 30 phút, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, từ ngày 11 - 12/9, mưa tiếp tục xảy ra ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Sau ngày 12/9, tình hình mưa có dấu hiệu suy giảm.
Những ngày mưa lũ vừa qua, nước khu vực suối Chăm dâng cao, chảy xiết đã gây sạt lở bờ đê tại khu vực tổ 11, phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, gây tâm lý bất an cho người dân.
Ngày 11/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện số 6378/CĐ-BNN-ĐĐ về việc đóng 1 cửa xả đáy còn lại của hồ Thuỷ điện Hoà Bình, vào lúc 9 giờ, ngày 11/9.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/9, lũ trên sông Thao (sông Hồng) tại Yên Bái xuống chậm, vẫn trên mức lũ lịch sử; còn tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh, ở mức báo động 2 (BĐ) và trên BĐ2.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đến 18h ngày 10/9, số người bị thương và sống sót sau trận lũ quét khoảng trên 30 người, còn lại là mất tích, 15 thi thể đã được tìm thấy.
Theo báo cáo nhanh của Sở NN&PTNT về ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tính đến 15 giờ ngày 10/9, trên địa bàn tỉnh có 5 người chết, 1 người bị thương; 1.765 hộ dân phải sơ tán; 955 hộ/nhà ở bị ảnh hưởng do tốc mái, sạt lở đất vào nhà, sụt lún, nứt tường, vỡ tấm lợp.
Do ảnh hưởng bão số 3, từ chiều 6/9 đến ngày 8/9, trên địa bàn huyện Yên Thủy đã có các đợt mưa dông với lượng mưa trung bình 50mm kèm theo gió mạnh. Đặc biệt, trận mưa rất to từ đêm 9/9 đến sáng 10/9, lượng mưa đo được tại xã Lạc Lương 162,6mm, xã Yên Trị 136,2mm, xã Đoàn Kết 149,2mm, thị trấn Hàng Trạm 135,6mm. Mưa to kéo dài đã gây ngập lụt và sạt lở tại nhiều khu vực trên địa bàn huyện.
Ngày 10/9, đoàn công tác của Viện Khoa học thủy lợi thuộc Bộ NN&PTNT tổ chức khảo sát thực trạng hồ đập chứa nước tại thành phố Hòa Bình.
Mưa lũ đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Kim Bôi. Tính đến sáng 9/9, trên địa bàn huyện có 150 nhà bị ảnh hưởng. Trong đó, 96 nhà bị tốc mái tôn, 53 nhà bị ngập, 1 hộ bị sạt lở đất vào nhà, 1 hộ bị sạt 4m tường kè, 1 hộ bị đổ 10m tường bao, 2 hộ bị đổ cổng... Khoảng 1.470,6 ha lúa, hoa màu, cây lâm nghiệp bị đổ, ngập: lúa 822,2 ha, hoa màu 357,6 ha, cây ăn quả 9,5 ha, cây lâm nghiệp 281,3 ha.
Ngày 10/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Công điện số 6722/CĐ-BNN-ĐĐ gửi Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình, Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang về việc đóng 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang.