(HBĐT) - Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập đến những sai phạm trong quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, bảo vệ rừng, vi phạm trật tự xây dựng, quản lý đô thị… ở một vài địa phương gây ít nhiều sự quan tâm của Nhân dân. Điều khá lạ lùng như báo chí nêu là các sai phạm cứ lặp đi lặp lại với những thủ đoạn không có gì mới, cũng là lấn chiếm, cũng là không phép, sai phép, cũng là kiểm tra, thanh tra xử phạt yêu cầu chấm dứt, đình chỉ… Tuy nhiên, nhiều sai phạm của tổ chức, cá nhân cứ thế ngang nhiên tồn tại kéo dài từ năm này qua tháng khác, thách thức dư luận và Nhân dân.

Nhiều chiến dịch ra quân xử lý lập lại trật tự của các cơ quan quản lý nhưng xong mọi chuyện lại đâu vào đấy, phải chăng tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa” đã phản ánh sự bất lực của bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước mà người đại diện trong bộ máy ấy chính là các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý. Đi tìm câu trả lời, Sổ tay người giám sát nhận thấy thực trạng thông tin mà báo chí nêu tuy không phổ biến, song cũng không phải hiện tượng cá biệt ở một ngành hay một địa phương mà như là một "lỗi hệ thống”.

Công bằng mà nói, ở tầm vĩ mô, hệ thống các quy định của pháp luật nước ta mặc dù được liên tục hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, nên đâu đó còn có những điểm bất hợp lý, thậm chí mâu thuẫn, xung đột, làm cho tính khả thi và áp dụng pháp luật trong thực tiễn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó là nhận thức, sự hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận cá nhân trong xã hội còn hạn chế, trong đó đáng phê phán là thái độ coi thường, thách thức pháp luật.

          Tuy nhiên, về chủ quan có thể thấy tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa” trong xử lý các vi phạm lại chủ yếu từ việc xác định trách nhiệm không rõ ràng của các cơ quan và người lãnh đạo, quản lý, nên dễ dàng nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm, cho rằng trách nhiệm đó là của "bên chính quyền”, "bên Đảng”, của cấp trên hoặc cấp dưới chứ không phải của mình. Chính vì vậy, sai phạm ở một số nơi chậm được phát hiện và xử lý triệt để. 

 Cần bịt lỗ hổng trong cơ chế trách nhiệm tập thể bằng cá thể hoá trách nhiệm người đứng đầu, cá thể hoá trách nhiệm cá nhân, xây dựng vị trí việc làm gắn với trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, giao quyền đi đôi với tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc ở tất cả các cấp, các ngành. Trong xử lý vi phạm phải đi đôi xem xét trách nhiệm cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu để xử lý triệt để, tận gốc các vi phạm được ví như "bắt cóc bỏ đĩa” nêu trên.  

Nghiên cứu các quy định của Đảng, để xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017, trong đó quy định cấu thành các hành vi thiếu trách nhiệm và buông lỏng quản lý, cụ thể:

"Thiếu trách nhiệm: Là việc đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy trình, quy phạm; không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc thời gian theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công việc cụ thể đó.

 Buông lỏng quản lý: Là việc đảng viên có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không chấp hành quy định của cấp trên; không ban hành các quyết định, quy chế, quy định, quy trình; không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý”.

Từ quy định này có thể thấy địa phương, đơn vị để xảy ra các vi phạm là hệ quả của việc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền của mình, không hoặc thiếu chủ trương, biện pháp lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát… Lỗi này trước hết thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý, song đó cũng có thể là lỗi của cá nhân người đứng đầu, của cá nhân cán bộ, công chức, đảng viên được giao trực tiếp làm tham mưu và quản lý công vụ.

Để có chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo và quản lý thì mỗi cấp, mỗi ngành phải không ngừng tự đổi mới phương pháp, cách thức làm việc tạo nên sự đồng bộ, hiệu quả trong toàn hệ thống. Nhưng trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp phải nắm vững các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao với tinh thần và hiệu quả công tác cao nhất. Tự soi, tự sửa, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, chấm dứt tình trạng thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, quyết liệt xử lý dứt điểm những vấn đề tồn tại, nảy sinh tại đơn vị, địa phương do mình phụ trách, hoặc chủ động rời khỏi "hệ thống”, chấp nhận sự đào thải, đó là việc mỗi cán bộ, công chức, đảng viên cần cân nhắc trước khi quá muộn.


Nguyễn Tiến Sinh
(Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ)

Các tin khác


Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 2: Vì sao dễ đánh mất mình?

Xã hội phát triển, sự cám dỗ của đồng tiền cũng hiện diện trong muôn mặt đời sống. Tư tưởng thực dụng, tôn sùng đồng tiền ở vị trí độc tôn của một bộ phận người trẻ càng bùng phát mạnh mẽ trong thời buổi kinh tế số. Suy nghĩ có tiền là có tất cả, nhiều tiền đồng nghĩa với thành công, việc đánh đồng tiền bạc với mục tiêu, lý tưởng sống đã dẫn dụ một bộ phận người trẻ vào chỗ lầm đường lạc lối.

Người trẻ và cán cân lý tưởng - đồng tiền trong nhịp sống hiện đại - Bài 1: Kiếm tiền theo kiểu... bất chấp

Nhịp sống hiện đại với sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, khoa học-công nghệ làm cho đời sống của giới trẻ ngày càng bị lệ thuộc vào vật chất nhiều hơn.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục