(HBĐT) - "Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”[1]. 

Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội. Sự quan tâm của Đảng đối với giai cấp công nhân đã được khẳng định ngay từ khi thành lập Đảng và được minh chứng ngay trong các văn kiện của Đảng ta qua các kỳ Đại hội nhất là từ sau Đại hội Đổi mới toàn diện đất nước đến nay. 

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) năm 1991 đã khẳng định: "Phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…Đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học, kỹ thuật có trình độ cao”[2].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: "Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[3]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta có những bước tiến mới trong nhận thức, lý luận về giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ đối với công nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú.”[4]

Để giai cấp công nhân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục chỉ rõ: "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[1] Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X ngày 28/1/2008, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đấy mạnh CNH, HĐH đất nước cũng đã nhấn mạnh mục tiêu: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hoá: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”[2].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: "Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”[3].

Kế thừa những quan điểm trên, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra chủ trương: "Phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp bối cảnh, điều kiện mới”[4]. Như vậy, chủ trương phát triển GCCN và tổ chức Công đoàn trong Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng vẫn "phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp”; nhưng đã bổ sung điểm mới rất quan trọng là phát triển GCCN "nhằm thích ứng với cuộc CMCN lần thứ tư; đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp bối cảnh, điều kiện mới”.

Với tất cả sự quan tâm trên của Đảng ta và cả hệ thống chính trị, giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ và tự ý thức được vai trò tiên phong lãnh đạo cách mạng xây dựng CNXH của mình. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước. Về trình độ chuyên môn, lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37% (trong đó, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82 %; cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ cấp chiếm 3,08% (số liệu Tổng cục Thống kê, quý II/ 2019).

Xây dựng GCCN lớn mạnh trong điều kiện nước ta tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt và tác động của cuộc CMCN lần thứ tư với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức; lực lượng lao động dịch chuyển nhiều hơn; số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phát triển đa dạng, lao động khu vực phi chính thức tăng. Do vậy, đòi hỏi phải phát huy cao nhất hiệu quả các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ dành cho phát triển GCCN thích ứng với cuộc CMCN lần thứ tư.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, tr118.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2011, tr.240-241.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2016, tr.242-243.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (tài liệu sử dụng tại đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở), tr 31


ThS. Lê Thu Hường

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong TP Hà Nội

Các tin khác


Không “chính trị hóa” các vụ án kinh tế

Phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm, do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh mở, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bên cạnh thông tin khách quan, phản ánh trung thực diễn biến phiên tòa và bản chất vụ án, không gian mạng cũng liên tục xuất hiện những thông tin xuyên tạc, kích động theo hướng "chính trị hóa” các quan hệ kinh tế, nhằm phá hoại môi trường đầu tư, gây rối an ninh chính trị, chống phá đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Không lạc lối trong không gian mạng

Giờ đây, trên tay ai hầu như cũng đều có điện thoại thông minh (smartphone). Cũng chỉ cần có vậy là bất cứ ai, khi nào, ở đâu đều có thể truy cập internet, "sống” trong không gian mạng. Thời đại công nghệ phát triển và chuyển đổi số, việc tiếp cận thông tin chưa bao giờ dễ dàng như hiện nay. 

Vạch trần các hoạt động lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mất an ninh trật tự ở nước ta

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được quy định cụ thể trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật nước ta.

Phản bác luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị cuốn sách của Tổng Bí thư

Ngay khi cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt bạn đọc, thông qua mạng Internet, các nền tảng mạng xã hội như Facebook, zalo, blog, telegram, twitter…, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã cố tình xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa và giá trị của cuốn sách nhằm phủ nhận những kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Việt Nam.

Đừng để văn hóa nước nhà lâm nguy trước làn sóng sùng ngoại, lai căng

Một trong những nguy cơ lớn nhất đối với các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, trong đó có Việt Nam, là nguy cơ mai một, mất bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ dễ bị choáng ngợp, thậm chí bị "mù màu” trước các làn sóng văn hóa ngoại lai xâm nhập, từ đó thiếu tỉnh táo suy xét, nhận biết, phân biệt đúng-sai, hay-dở, tốt-xấu, cao thượng-thấp hèn và bị hòa lẫn vào cái ma trận văn hóa mà người ta gọi là sùng ngoại, lai căng.

Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã phát biểu: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục