(HBĐT) - Không sợ thất bại, cần cù, ham học hỏi, ông Phạm Đình Lưu, thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đã mạnh dạn trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi bò 3B theo hướng hàng hóa. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đem lại cuộc sống ấm no cho gia đình ông Lưu đã thu hút nhiều bà con trong xã và các địa phương tới học tập kinh nghiệm.


Ông Phạm Đình Lưu, thôn Đội 3, xã Nam Thượng (Kim Bôi) mạnh dạn chuyển đổi trồng cây ngắn ngày sang trồng cam, bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. 

Ông Lưu chia sẻ: Sau nhiều năm trồng bí xanh, bí đỏ thu nhập không ổn định, gia đình tôi cùng các hộ dân khác thường xuyên chịu cảnh được mùa mất giá. Thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của UBND xã Nam Thượng, năm 2008, gia đình tôi mạnh dạn chuyển đổi hơn 1,5 ha đất trồng cây ngắn ngày sang trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi bò 3B. Trước khi quyết định trồng cam, bưởi tôi đã đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm về cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Để chất lượng quả ngon, tôi sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ để bón cho cây, bón mỗi năm 3 lần vào thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, khi quả nhỏ và sau khi thu hoạch. Thường xuyên cắt tỉa, tạo tán, loại bỏ cành sâu bệnh để cây tiếp nhận ánh sáng, phát triển nhanh. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc tốt sau 4 năm gia đình tôi đã được thu hoạch. Chất lượng, mẫu mã quả đẹp nên được tư thương đến tận vườn thu mua. Với 235 gốc cam, 350 gốc bưởi Diễn, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu trên 300 triệu đồng.  

Cùng với trồng cây ăn quả, ông  Lưu còn mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng chuồng trại chăn nuôi bò 3B là giống phàm ăn, nuôi dễ hơn bò ta, thức ăn chủ yếu là cỏ voi. Mùa đông thì nghiền ngô hạt để làm thức ăn cho bò, sau 8 tháng sẽ được xuất chuồng. Gia đình ông Lưu nuôi bò theo kiểu "gối đầu”, hết lứa nọ lại đến lứa kia. 

 Ông Lưu cho biết: Bò 3B có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng tốt. Khi được tiêm vắc - xin, tẩy giun sán định kỳ, khả năng kháng truyền nhiễm, ký sinh trùng, bệnh tật cao hơn so với giống bò địa phương cùng được nuôi trên địa bàn. Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, thời gian vỗ béo bò từ 3 - 4 tháng. Đầu ra của bò 3B không đáng lo ngại, giá bán ổn định; lợi nhuận từ nuôi bò đạt khoảng 100 triệu đồng/năm. Trong tương lai, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi.

Mô hình trồng cây ăn quả có múi kết hợp nuôi bò 3B được ông Phạm Đình Lưu quy hoạch khoa học gồm: Khu trồng cây ăn quả có múi, khu xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi bò 3B. Tận dụng những khoảng đất trống, cạnh tường rào ông Lưu trồng cỏ voi để làm thức ăn cho bò. Đặc biệt, gia đình ông còn đầu tư mua máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Năm 2021, khu vườn của gia đình ông Lưu được UBND huyện Kim Bôi công nhận là vườn kiểu mẫu. 

 Đánh giá về mô hình này, ông Bùi Văn Toán, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thượng cho biết: Ông Phạm Đình Lưu là tấm gương nông dân tiêu biểu, chịu khó, ham học hỏi để phát triển kinh tế hộ. Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi bò nhốt của gia đình ông Lưu được nhiều người dân trong xã, trong huyện đến học tập kinh nghiệm và làm theo. Để thúc đẩy phát triển sản xuất, xã Nam Thượng tiếp tục vận động các hộ cải tạo vườn tạp, phát triển các sản phẩm có chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập, phấn đấu trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Thu Thủy

Các tin khác


Nữ dân quân “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(HBĐT) - Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Yên Thủy, vai trò của phụ nữ tham gia lực lượng vũ trang địa phương ngày càng được phát huy. Đã có nhiều nữ chiến sỹ dân quân nêu gương tự học, tự rèn luyện, nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt công việc chuyên môn, vừa đảm đang vai trò phụ nữ trong gia đình. Tiêu biểu trong số đó là đồng chí Bùi Thị Thêm, nữ dân quân xã Lạc Lương.

Thanh niên 9X quyết tâm lập nghiệp trên mảnh đất quê hương

(HBĐT) - Tiên phong trồng chuối nuôi cấy mô trên quy mô lớn, chàng thanh niên Trần Trung Đức, xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã có diện tích nguyên liệu chuối ổn định cùng xưởng sơ chế, giấm chuối bằng công nghệ hiện đại. Mô hình HTX trồng và sản xuất chuối theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô lớn của anh Đức đã mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn huyện.

Nữ Chủ tịch Công đoàn trách nhiệm, tận tụy với người lao động

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, chị Vũ Thị Sâm, Chủ tịch Công đoàn kiêm Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH GGS Việt Nam (khu công nghiệp bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) đã có những đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp (DN) FDI. Qua đó góp phần đảm bảo chế độ, chính sách cho trên 700 công nhân lao động (CNLĐ), thúc đẩy phát triển DN bền vững.

Bác sỹ của vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Bao năm nay, người dân xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc quen với hình ảnh bác sỹ Phạm Trọng Tươi tận tụy với công tác khám, chữa bệnh. Hình ảnh của anh đã in sâu trong lòng mọi người và được gọi với cái tên trìu mến: Bác sỹ của vùng cao.

Người phụ nữ góp phần làm đẹp bản Mông

(HBĐT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Pà Cò (Mai Châu), Sùng Y Múa may mắn hơn nhiều người con gái Mông khác là được đi học lên cao. Sau khi học xong, Y Múa trở về làm ở trạm y tế. Không chỉ là một nữ hộ sinh mát tay, Y Múa còn là người kinh doanh giỏi, tạo việc làm cho bà con người Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò.

Điển hình về nghị lực vượt khó vươn lên

(HBĐT) - Bị tai nạn giao thông, liệt nửa người, anh Lê Huy Tích, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không cam chịu số phận, bền bỉ phấn đấu trở người có ích cho xã hội. Anh là chủ cơ sở sản xuất xe lăn đầu kéo điện dành cho người khuyết tật và người già, truyền cảm hứng cho những người không may mắn trên hành trình tái hòa nhập cộng đồng, sống có ích cho xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục