(HBĐT) - Năm nay, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển khá ổn định với 166.000 con trâu, bò, 350.000 con lợn, 4,2 triệu con gia cầm, 29,4 nghìn con dê, 131,78 nghìn con chó.

Hoạt động chăn nuôi chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng thông qua phát triển trang trại, gia trại. Toàn tỉnh  hiện có 17 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị, 68 cơ sở nuôi gà thương phẩm, 6 trại gà giống, 2 trại gà trứng thương phẩm. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tăng cường. Đơn vị chức năng duy trì thường xuyên việc kiểm dịch và kiểm soát giết mổ. Do vậy trên địa bàn tỉnh không để xảy ra dịch bệnh lớn.

 

                                                                      Đ.P

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Đặt niềm tin vào giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đến năm 2020

(HBĐT) - LTS: Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh chia sẻ “Cộng đồng DN nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phồn thịnh. Hiệp hội DN và cộng đồng DN đặt niềm tin và kỳ vọng vào các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ và UBND tỉnh”.

Huyện Lương Sơn huy động các nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính

(HBĐT) - Đồng chí Quách Xuân Toản, Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Lương Sơn khẳng định: Trong những năm qua, UBND huyện luôn xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo công tác CCHC. Hiện nay, CCHC đang được coi là khâu đột phá, chìa khóa thành công để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hướng đến xây dựng nền hành chính dân chủ, TS-VM, từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Trở ngại về đích nông thôn mới ở xã Phú Minh

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh (Kỳ Sơn): Mặc dù có những thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong tỉnh về điều kiện cơ sở hạ tầng nhưng xã Phú Minh vẫn vấp phải không ít khó khăn để về đích đúng lộ trình vào năm 2020.

Huyện Kim Bôi coi trọng phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX được huyện Kim Bôi đặc biệt coi trọng. Qua đánh giá, các HTX hoạt động đã tạo việc làm và thu nhập cho lao động trên địa bàn. Đây là những địa điểm tin cậy để chuyển giao KH-KT vào sản xuất, nhân dân tiêu thụ sản phẩm ổn định. HTX được thành lập và hoạt động hiệu quả là một tiêu chí trong xây dựng NTM. Một số HTX đã mạnh dạn áp dụng KH-KT vào sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Huyện Kim Bôi chuyển giao KH -KT cho 5.202 lượt người

(HBĐT) - Theo Trạm KN -KL huyện Kim Bôi, 9 tháng qua, Trạm đã phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 148 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa, hoa màu, cây ăn quả và kỹ thuật chăn nuôi cho 5.202 lượt người.

Huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Lương Sơn được phân bổ trên 27 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, trong đó: vốn đầu tư 7, 8 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 17, 2 tỷ đồng; vốn sự nghiệp gần 1, 7 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nông nghiệp 720 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục