(HBĐT) - Cây ăn quả có múi được xác định là 1 trong 3 loại cây chủ lực trong quá trình thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Diện tích cây ăn quả có múi của cả tỉnh gần 5.000 ha. Diện tích trồng bưởi gần 2.000 ha, trong đó diện tích bưởi đỏ khoảng 900 ha và được trồng khá tập trung. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thương hiệu sản phẩm. Qua tìm hiểu được biết, cây bưởi đỏ già nhất hiện nay có tuổi đời 34 năm. Đến nay có nhiều cơ sở để chứng minh giống bưởi này dù hoàn toàn không có chủ đích nhưng nó là sản phẩm lai hữu tính có nguồn gốc từ vùng Tân Lạc và là loài cây bản địa của địa phương. Đây là lợi thế quan trọng để phát triển thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình so với các giống bưởi khác.

 

 

Người dân thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) trồng bưởi đỏ cho thu nhập cao.

 

Trong giai đoạn trước năm 2011, sản xuất cây bưởi đỏ rất manh mún, chủ yếu ở quy mô vườn hộ gia đình tại một số xã Đông Lai, Thanh Hối của huyện Tân Lạc. Từ năm 2012 trở lại đây, diện tích bưởi đỏ tăng rất nhanh, không chỉ trong địa bàn huyện Tân Lạc mà phát triển mạnh sang huyện Lạc Sơn, Kim Bôi. Bưởi đỏ được trồng phổ biến trên diện rộng do dễ trồng, dễ chăm sóc, trung bình mỗi ha trồng được 300-350 cây. Sau thời gian kiến thiết 3 - 4 năm, bước vào thời kỳ kinh doanh, trung bình mỗi cây có thể thu 200 - 300 quả thương phẩm, giá bán trung bình 25.000 đồng/quả, giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng/ha/ năm. Mặc dù diện tích bưởi đỏ phát triển nhanh trong 3 năm lại đây nhưng nhìn chung còn nhiều khó khăn phải giải quyết, từ kỹ thuật nhân giống đến canh tác, phòng trừ dịch hại đến khâu thu hoạch, bảo quản và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, khâu sản xuất và cung ứng giống bưởi hiện nay chưa được kiểm soát. Việc sản xuất và phân phối giống hoàn toàn do các hộ có bưởi trồng từ những năm trước tự nhân giống rồi bán cho các hộ dân trồng sau. Do đó chất lượng không đảm bảo vì hầu hết nhân giống theo phương pháp chiết cành. Hàng năm lượng giống bưởi đỏ cần cung cấp cho thị trường trong tỉnh khoảng 25 vạn cây, nhưng năng lực xuất giống của một số cơ sở chỉ đủ cung ứng được khoảng 2-2,5 vạn cây. Số giống còn lại do người dân tự ghép trồng và từ cành chiết do các nhà vườn cung cấp.

 

Đề án phát triển bưởi đỏ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016-2020 mở ra cơ hội phát triển một nền nông nghiệp ổn định bền vững, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Khu vực trồng bưởi tập trung sẽ là nơi thu hút khách đến thăm quan học tập, thu hút khách du lịch, đồng thời tạo cảnh quan đẹp góp phần cải thiện môi trường sinh thái, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Mục tiêu của đề án phát triển cây bưởi đỏ có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, hiệu quả kinh doanh cao; ứng dụng tiến bộ KHCN trong chọn giống, nhân giống, bảo quản, chế biến... tiến tới xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020 xây dựng vùng bưởi đỏ ổn định tập trung quy mô khoảng 2.000 ha, trọng điểm tại các huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, trong đó, trồng mới 1.150 ha, giá trị thu nhập bình quân đạt trên 500 triệu đồng/ha/năm. Trên 50% diện tích trồng bưởi đỏ thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm kết hợp với xây dựng nhãn hiệu hàng hoá. Theo đó, kinh phí thực hiện đề án khoảng 762 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 93,25 tỷ đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đề án phát triển vùng bưởi đỏ hàng hoá nằm trong quy hoạch phát triển cây có múi của tỉnh gắn liền với quy hoạch phát triển KT-XH địa phương, kết hợp phát triển sản xuất với du lịch, thương mại đảm bảo ổn định, lâu dài. Để xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Hoà Bình là loại hàng hoá có thế mạnh của tỉnh, tạo được chỗ đứng trên thị trường và niềm tin của người tiêu dùng, tỉnh đã đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao như: Đầu tư thâm canh, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ giống, đảm bảo tiêu chuẩn giống tốt, từ việc bình tuyển công nhận cây đầu dòng. ưu tiên nhân giống bằng phương pháp ghép mắt để bảo đảm số lượng và chất lượng cây giống. Hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm bưởi đỏ để dần tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh. Vận động nông dân liên kết thành lập các tổ hợp tác, HTX để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp tiêu thụ gắn với vùng sản xuất theo hướng ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả, hệ thống nhà lưới, nhà sạch bệnh, nhà dâm hom, xây dựng vườn giống gốc cây ăn quả. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư sản xuất.

 

 

                                                                      

                                                                 Đinh Thắng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát động phong trào "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”

Tối 11-10, tại Hà Nội, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư tổ chức lễ phát động phong trào thi đua với chủ đề “Doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập”; trao tặng Danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2016.

Kiểm tra việc thực hiện nguồn vốn sự nghiệp trong xây dựng NTM tại huyện Kỳ Sơn

(HBĐT) - Chiều 11/10, đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn kiểm tra tình hình thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc chương trình MTQG xây dựng NTM năm 2015-2016.

Tập trung nguồn lực phấn đấu đưa 6 xã về đích NTM 2016

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh tại Hội nghị đánh giá kết quả 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. sáng ngày 12/10. Dự hội nghị còn có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và thành viên BCĐ 800 tỉnh.

Đặt niềm tin vào giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đến năm 2020

(HBĐT) - LTS: Trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình nhân kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, ông Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh chia sẻ “Cộng đồng DN nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong công cuộc phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phồn thịnh. Hiệp hội DN và cộng đồng DN đặt niềm tin và kỳ vọng vào các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ và UBND tỉnh”.

Huyện Lương Sơn huy động các nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính

(HBĐT) - Đồng chí Quách Xuân Toản, Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Lương Sơn khẳng định: Trong những năm qua, UBND huyện luôn xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo điều hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước. Hàng năm, UBND huyện đều ban hành kế hoạch và các văn bản chỉ đạo công tác CCHC. Hiện nay, CCHC đang được coi là khâu đột phá, chìa khóa thành công để cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, hướng đến xây dựng nền hành chính dân chủ, TS-VM, từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương.

Trở ngại về đích nông thôn mới ở xã Phú Minh

(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Minh (Kỳ Sơn): Mặc dù có những thuận lợi hơn so với các địa phương khác trong tỉnh về điều kiện cơ sở hạ tầng nhưng xã Phú Minh vẫn vấp phải không ít khó khăn để về đích đúng lộ trình vào năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục