(HBĐT) - Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi có dịp về lại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dân quân xã Yên Nghiệp (trước đây gọi là xã Liên Hoà) đã dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay phản lực F105D của Mỹ vào ngày 31/5/1965. Đây là đơn vị đầu tiên dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ trên địa bàn tỉnh trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Sau 42 năm giải phóng, hơn 30 năm đổi mới, Yên Nghiệp tràn đầy sức sống, vững bước tiến đến tương lai.

Mô hình trồng ớt của hộ ông Bùi Văn An, xóm Lục 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) cho thu nhập khá.

 

Những năm tháng chiến tranh đã lùi xa, nhưng niềm kiêu hãnh, tự hào của người dân Yên Nghiệp về một thời hào hùng vẫn còn nguyên vẹn. Giờ đây, trên chặng đường đổi mới của đất nước, niềm tự hào ấy được biến thành những hành động thiết thực, đó là xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương vững bước tiến lên.

Cùng với trưởng xóm Lục 2 Bùi Văn Mách, chúng tôi đến một số hộ gia đình năng động trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho thu nhập cao. Giờ đây, không chỉ xóm Lục, toàn xã Yên Nghiệp đã “thay da, đổi thịt”. Từ các chính sách của Đảng, Nhà nước, điện lưới quốc gia, trường học đã được đầu tư xây dựng. Con đường nối liền các xóm được bê tông hóa. Nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng. Dừng tay san đồi để trồng mía vụ mới, ông Bùi Văn Nghị, 70 tuổi cho biết: “Vụ vừa rồi nhà tôi bán hết 2 ha mía tím, tính sơ sơ được trên 300 triệu đồng, giờ  san thêm 2.000 m2 đồi nữa để trồng tiếp. Cây mía tím thực sự là cây xoá đói, giảm nghèo và làm giàu ở đây. 40 năm trước có nằm mơ tôi cũng không ngờ có ngày cuộc sống đủ đầy như hôm nay”.

 

Là xã thuần nông nên cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, nhận thức rõ tiềm năng cũng như những khó khăn, xã xây dựng chương trình hành động sát  với tình hình địa phương. Để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, UBND xã tập trung chỉ đạo, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ. Bên cạnh tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Yên Nghiệp còn phát triển mạnh nhiều ngành nghề phụ như làm mộc, xây dựng, kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống… Nhờ đó đã giải quyết việc làm ổn định cho hàng trăm lao động lúc nông nhàn với mức thu nhập từ 2 – 3 triệu đồng/tháng.

 

Ông Bùi Văn ích, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Yên Nghiệp là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người dân luôn một lòng son sắt, thủy chung theo Đảng. Họ vừa sản xuất, vừa tham gia chiến đấu, bám trụ, giữ làng. Sau giải phóng, trong điều kiện khó khăn do thiên tai, bất lợi của thị trường, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân đã đoàn kết, sáng tạo, vượt qua khó khăn, phấn đấu giành được nhiều thành tựu. Giờ đây, vùng đất nghèo khó năm xưa đã khoác lên mình màu áo mới, hòa mình vào sự phát triển chung của huyện Lạc Sơn. Thời gian qua, nhờ đẩy mạnh áp dụng KH-KT nên những cánh đồng trồng lúa đã cho năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an ninh lương thực. Đưa cây mía làm cây trồng mũi nhọn trong xoá đói, giảm nghèo của xã. Hầu như nhà nào cũng trồng mía, nhà ít thì vài nghìn m2, nhà nhiều  vài ha cho thu nhập từ 180 - 200 triệu đồng/ha. Nhiều mô hình kinh tế được thực hiện thành công như chăn nuôi lợn, trồng ớt xuất khẩu... góp phần đưa thu nhập bình quân đạt 24,5 triệu đồng/ người/năm. Toàn xã còn 294 hộ nghèo, chiếm 22,39% tổng số hộ. Hàng năm, xã phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức các lớp tập huấn cho nông dân kỹ thuật về thâm canh sản xuất, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

Xuất phát từ “ý Đảng, lòng dân” ở một xã anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Yên Nghiệp cùng chung sức đưa xã không ngừng phát triển. Yên Nghiệp hôm nay không còn hình ảnh làng quê lam lũ, một diện mạo mới đang bừng sáng nơi đây. Sự cần cù, sáng tạo, năng động trong cách làm ăn mới và niềm tự hào về truyền thống quê hương đã thôi thúc người dân tìm hướng đi lên vững chắc, xứng đáng với truyền thống xã anh hùng.

 

                                                                             

 

                                                            Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục