(HBĐT) - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã công bố bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016. Theo đó, tỉnh ta đứng thứ 52/63 tỉnh, thành phố, tụt 6 bậc so với năm 2015. Chính quyền tỉnh đang tập trung triển khai những giải pháp khắc phục những chỉ số còn yếu kém, nâng chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh năm 2017 và những năm tiếp theo.

Khu nghỉ dưỡng cao cấp Serena Rersot (Kim Bôi) - một trong những điểm nhấn thu hút đầu tư, khánh thành đi vào hoạt động cuối năm 2016.

 Phát triển doanh nghiệp còn khó khăn  

Theo Sở KH&ĐT, năm 2016, tỉnh ta cũng đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ĐKDN) cho khoảng 300 doanh nghiệp độc lập và trên 60 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng vốn đăng ký 2.226.500 triệu đồng. So với năm 2015, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới bằng 84,28%, vốn đăng ký bằng  89,06%. Bên cạnh đó, Sở cấp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho 2003 lượt doanh nghiệp. Đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 438 dự án, trong đó 30 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 470 triệu USD, đăng ký sử dụng khoảng 630 ha đất và 408 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 46.632 tỷ đồng, đăng ký sử dụng hơn 36.000 ha đất. Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn có khoảng 2.400 doanh nghiệp và hơn 300 chi nhánh văn phòng đại diện với vốn đăng ký gần trên 25.424,6 tỷ đồng. Trong đó, số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 1.854 doanh nghiệp, chiếm 79,98%. Số còn lại 464 doanh nghiệp không hoạt động, tạm ngừng kinh doanh và chờ giải thể. 

Việc phát triển doanh nghiệp của tỉnh gặp khó khăn. Theo thống kê cả năm 2016, tỉnh ta không có nổi một doanh nghiệp FDI hoạt động mới. Năm 2016, tại hội nghị xúc tiến đầu tư, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận, chủ trương đầu tư với tổng số vốn hơn 1 tỷ USD. Nhưng để các dự án này đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả sẽ còn một thời gian dài. 

Một trong những nguyên nhân “ tụt hạng” trong chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh chính là kết cấu hạ tầng của tỉnh vẫn còn thấp kém, KT-XH còn nhiều khó khăn. Tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế không nhiều. Vì vậy, trong bối cảnh các tỉnh, thành phố đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo nên sức ép lớn trong việc cải thiện chỉ số PCI của tỉnh. Việc cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, còn nhiều doanh nghiệp phản ảnh về quy trình, thủ tục hành chính khai báo nộp thuế rườm rà, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Đối với thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, đất đai, xây dựng còn nhiều phức tạp, thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, thủ tục thuê đất và các giấy phép, điều kiện kinh doanh còn dài, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Hoạt động điều hành của chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư còn chưa thực sự hiệu quả. Đặc biệt, tỉnh chưa có biện pháp mạnh mẽ xử lý các cơ quan, đơn vị gây cản trở, khó khăn, nhũng nhiễu cho doanh nghiệp, nhà đầu tư

 

Đi vào thực chất nhằm nâng cao chỉ số PCI 

Nhìn lại những năm gần đây có thể thấy, chỉ số PCI của tỉnh luôn ở vị trí thấp trong cả nước. Việc cải thiện phải có thời gian và lộ trình cụ thể. Hiện nay, tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 19 và Nghị định số 36 của Chính phủ. Theo đó, trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách cần có sự tham vấn rộng rãi từ các doanh nghiệp. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong việc thi hành công vụ; tích cực đề xuất bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây cản trở cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động như tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp có sự tham gia của lãnh đạo tỉnh để tiếp nhận, xử lý, giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp...Tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp trong đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư. Tăng cường kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” tại cơ quan, đơn vị.  

Công khai trình tự thủ tục, mẫu hoá tất cả các văn bản và cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Quán triệt việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính nhanh gọn, đúng quy định của pháp luật trên nguyên tắc chỉ yêu cầu doanh nghiệp, nhà đầu tư bổ sung hoàn chỉnh sửa chữa hồ sơ một lần, không yêu cầu thêm các loại giấy tờ pháp luật không quy định.  

Tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng cần xây dựng kế hoạch thanh, kiểm tra doanh nghiệp hợp lý, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, đảm bảo công tác thanh, kiểm tra không chồng chéo; kể cả việc kiểm tra thuế; cải cách quy trình, hồ sơ, thủ tục nộp thuế và rút ngắn thời gian các doanh nghiệp phải sử dụng để hoàn thành thủ tục nộp thuế, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế... hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch, tạo động lực thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, từng bước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2017 và những năm tiếp theo.

 

                                                                             H.T

 

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục