(HBĐT) - Ngày 27/2, Đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất nông nghiệp sau Tết Nguyên đán tại huyện Kỳ Sơn và thành Phố Hòa Bình.

 

* Tại huyện Kỳ Sơn: Để chuẩn bị tốt cho sản xuất vụ đông xuân, đến thời điểm này công tác làm đất, chuẩn bị giống, phân bón của huyện cơ bản hoàn tất. Các địa phương đã chuẩn bị đủ giống theo diện tích kế hoạch đề ra với lượng giống gieo là 45,2 tấn, trong đó giống lúa lai chiếm 25% diện tích, lúa thuần chiếm 70% diện tích, các giống địa phương chiếm 5% diện tích. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi có rét đậm, rét hại nên 30 ha lúa cấy sớm bị chết rét, các địa phương đã kịp thời gieo bổ sung đảm bảo thời vụ cấy. Hiện tiến độ cấy của huyện đạt 850ha (85% kế hoạch). Dự kiến đến hết tháng 2 sẽ hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa xuân. Có khoảng 2ha đất lúa nguy cơ bị hạn được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị cao. Với công tác chăn nuôi thú y, tình hình dịch bệch trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát. Tuy nhiên do rét đậm, rét hại kéo dài đã làm 49 con bị chết rét. Về tình hình hạn hán trên lúa, huyện đã chỉ đạo các xã, hộ gia đình chủ động chuyển đổi diện tích đất lúa bị hạn sang trồng cây màu cần ít nước tưới, đồng thời huy động các loại máy bơm để chủ động khắc phục khi có hạn hán xảy ra. Tình hình nuôi trồng thủy sản ổn định, đến nay chưa có tình trạng cá ao, hồ bị chết rét. Công tác bảo vệ và PCCR được thực hiện nghiêm chỉnh, hiện các địa phương đã chuẩn bị cây giống khoảng 150.000 cây ( đạt 25% kế hoạch) và hiện trường trồng rừng khoảng 150ha (đạt 30% kế hoạch). Về công tác thủy lợi, địa bàn huyện có 13 hồ chứa, 60 bai dâng, 4 trạm bơm. Hiện mực nước ở các hồ chứa đều đảm bảo phục vụ sản xuất. Về công tác xây dựng NTM, toàn huyện có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí, 3 xã đạt 14/19 tiêu chí, 1 xã đạt 11/19 tiêu chí và 1 xã đạt 9/19 tiêu chí.

Đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất tại các xã Hợp Thành, Hợp Thịnh. Một số vấn đề về lồng ghép các nguồn vốn thực hiện mô hình sản xuất nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp được đoàn lưu ý huyện cần đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới.

Tại buổi làm viêc, huyện đã đưa ra những đề xuất với đoàn công tác như: UBND tỉnh tiếp tục đầu tư kinh phí để nâng cấp CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM của huyện; thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. Đề nghị UBND tỉnh có phương án hỗ trợ kinh phí cho các hộ có gia súc chết rét. Đồng thời đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ vắc xin phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Kết luận buổi làm việc, đoàn công tác đánh giá cao công tác chỉ đạo phát triển sản xuất của huyện. Đồng thời, ghi nhận những khó khăn vướng mắc của huyện tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để cùng huyện tháo gỡ.

 

                          Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất tại xã Yên Mông.

* Tại thành phố Hòa Bình: Vụ Chiêm xuân năm 2018, thành phố Hòa Bình có kế hoạch gieo trồng các loại cây với tổng diện tích 820ha, trong đó, cây lúa nước chiếm 500ha. Tính đến hiện tại, diện tích lúa đã cấy đạt 500ha (100% kế hoạch), giống lúa thuần chiếm 68% diện tích gieo cấy. Các địa phương đã chuẩn bị đủ lượng giống, phân bón và một số vật tư khác phục vụ sản xuất. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích lúa đã cấy trên toàn thành phố đạt 500ha (100% kế hoạch). Đối với công tác phòng chống dịch, bệnh hại cây trồng, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, cán bộ chuyên môn tăng cường kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh hại. Đến nay, chưa xảy ra dịch bệnh hại đáng kể đối với cây trồng. Xuất hiện các đối tượng dịch hại như ốc bươu vàng, bọ trĩ, tập đoàn rầy gây hại trên cây lúa phát sinh ở mức mật độ thấp. Có khoảng hơn 528ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng mía, ngô và cây rau màu khác. Đàn trâu, bò trên 17.300 con phát triển ổn định, trên toàn địa bàn không có dịch bệnh xảy ra. Về công tác thủy lợi, mực nước ở các hồ chứa lớn hiện còn 70% dung tích đáp ứng cơ bản về diện tích tưới, do từ đầu năm đến nay lượng mưa chưa nhiều để bổ sung nước cho các công trình hồ đập. UBND thành phố đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng phương án phòng, chống hạn. Về công tác xây dựng NTM toàn thành phố có 5 xã đạt chuẩn NTM, 1 xã đạt 16/19 tiêu chí và 1 xã đạt 14/19 tiêu chí.

Tại buổi làm viêc, huyện đã đưa ra những đề xuất với đoàn công tác như: Đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí chống hạn năm 2018; Đề nghị Sở NN&PTNT bổ sung quy hoạch trồng cây có múi giai đoạn 2016-2020 là 100ha. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh phân bổ vốn CTMTQG XDNTM năm 2018 theo đề xuất của UBND thành phố.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Trưởng đoàn ghi nhận tiến độ sản xuất của huyện. Với những đề xuất của huyện, đoàn công tác sẽ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Thu Hằng


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục